TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX

Đề tài đặt ra mục tiêu xây dựng bức tranh tổng quan về quá trình truyền nhập, vận động biến đổi và phát triển của Phật giáo trên vùng đất Quảng Nam từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, trong tính hệ thống và toàn diện của nó. Mời các bạn tham khảo! | Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Phật giáo truyền vào Việt Nam đã mấy ngàn năm và bám sâu gốc rễ vào nhiều lĩnh vực đời sống của người dân Việt. Phật giáo Quảng Nam là một bộ phận của Phật giáo Việt Nam, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, nó cũng hòa mình vào lịch sử văn hóa của địa phương và để lại dấu ấn tích cực cho mãi đến hôm nay. . Thời đại ngày nay, gần như hằng ngày, hằng giờ, thế giới phải chứng kiến những xung đột, những bất ổn mà nguyên nhân thường có liên quan đến vấn đề tôn giáo. Ở Việt Nam, Phật giáo vẫn tồn tại và gắn bó khăng khít, hòa quyện vào đời sống xã hội, như đã diễn ra trong quá khứ hai ngàn năm tồn tại. Khác chăng, trong hoàn cảnh mới, thời đại mới, nó sẽ có biểu hiện và sự phát triển mới. Điều đó càng thúc bách việc tìm hiểu nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo địa phương nói riêng một cách đầy đủ, sâu sắc không chỉ ở hiện tại, mà cả trong quá khứ để ứng xử trong tương lai. . Cho đến nay, mặc dù đã có một số tài liệu viết về Phật giáo Quảng Nam, nhưng nhìn chung chỉ ở mức độ bộ phận hoặc ở các khía cạnh, vấn đề tản mát, chưa có bất kì công trình nghiên cứu nào đi vào địa hạt Phật giáo ở đây một cách cơ bản, có hệ thống. Nói tóm lại, Phật giáo Quảng Nam chưa được quan tâm đúng mức trên rất nhiều khía cạnh. Rõ ràng việc nghiên cứu Phật giáo Quảng Nam là một yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Nó giúp cho chúng ta nhận thức được những vấn đề căn nguyên nhất của Phật giáo ở mảnh đất xứ Quảng trong quá khứ, để từ đó có được những ứng xử hợp lẽ, đúng quy luật với một hình thái ý thức xã hội quan trọng này của người Việt. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Phật giáo Quảng Nam mà trọng tâm là sự thăng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.