TAILIEUCHUNG - Báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới”
Ngày nay, quốc tế hóa , toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại, không một quốc gia nào thực hiên chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong đó, Thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý, phát triển và duy trì văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh. | đã đề cập, giải quyết những vấn đề về thương mại quốc tế và những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hai nước. Đề tài đã đi vào phân tích thực trạng xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước từ năm 2001 đên nay. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hai bên vừa là bạn hàng, vừa là đối tác tin cậy của nhau. Việt Nam là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Lào sau Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản. Lào cũng là thị trường xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa hai nước năm 2008 là 417,4 triệu USD, năm 2009 là 417,8 triệu USD và trong quý I/2010 là 96,4 triệu USD. Ngoài ra đề tài đã chỉ ra những ưu điểm đạt được và những tồn tại và nguyên nhân trong quan hệ thương mại hai là tốc độ tăng trưởng không ổn định, mặt hàng trao đổi còn đơn điệu Trên cơ sở đó đề tài đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này. Có 5 nhóm giải pháp chung với cả hai nước như: Về cơ chế quản lí chính sách, tăng cường quản lí nguồn nhân lực; về chính sách vốn; chính sách thuế; về nghiên cứu chính sách cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và Lào; về cơ chế hợp tác địa phương hai nước. Giải pháp đối với Nhà nước Việt Nam là : Tăng cường hợp tác kinh tế khu vực về chính sách quản lí xuất khẩu; tài chính; thuế quan; tín dụng; cải thiện hệ thống cán cân thanh toán; tăng cường kết cấu hạ tầng thương mại, tạo nguồn hàng xuất nhập khẩu; tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại. Về phía Doanh nghiệp cần đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với Nhà nước Lào :cần đẩy mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực ngoại giao, du lịch, thường xuyên cung cấp thông tin trong thay đổi chính sách xuất nhập khẩu; cần có chính sách ưu đãi hoạc lói lòng với hàng hóa của Việt Nam. Để thực hiện được giải pháp trên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước , doanh nghiệp và nhân dân của 2 nước.
đang nạp các trang xem trước