TAILIEUCHUNG - Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và dự án phát triển công nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2001-2012 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm điều tra khảo sát toàn bộ 151 đề tài, dự án NCKH&PTCN cấp tỉnh đã triển khai thực hiện giai đoạn 2001 -2012 trên các lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học nông nghiệp, Khoa học y - dược, Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn. Đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án NCKH&PTCN của tỉnh triển khai giai đoạn 2001-2012 đã được nghiệm thu đến tháng 10/2014, áp dụng vào thực tiễn. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đưa kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án NCKH&PTCN của tỉnh áp | >> HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỊA PHƯƠNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2001-2012 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2000, Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật về KH&CN ở Việt Nam. Hơn 10 năm triển khai Luật KH&CN, thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCKH&PTCN) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên tục được đổi mới, nhận thức của các cấp, các ngành đối với KH&CN có chuyển biến rõ rệt, phương thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN từ bao cấp, “xin - cho” sang một cơ chế mới “tuyển chọn” minh bạch, công khai, dân chủ do vậy đã tạo được không khí đổi mới và môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với các chủ thể tham gia hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, kết quả NCKH&PTCN đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh. Bên cạnh những thành tựu trên, hoạt động NCKH&PTCN vẫn còn có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nhằm khảo sát, điều tra đánh giá một cách cụ thể các hoạt động NCKH&PTCN hơn 10 năm qua, từ đó nhóm nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất và đời sống, góp phần là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.
đang nạp các trang xem trước