TAILIEUCHUNG - Nghệ thuật múa lân
Một con lân để múa vào ngày Tết phải hội đủ bốn quý tướng của tứ linh: hàm rồng, mũi lân, mày phượng, sau gáy có đuôi rùa. Ngoài ra gần mép có gai như vây cá, vì ngư tượng trưng cho thành đạt, thăng tiến (cá vượt vũ môn, cá hóa long). Râu lân là bộ phận quan trọng nhất trên đầu lân. | Một con lân để múa vào ngày Tết phải hội đủ bốn quý tướng của tứ linh: hàm rồng, mũi lân, mày phượng, sau gáy có đuôi rùa. Ngoài ra gần mép có gai như vây cá, vì ngư tượng trưng cho thành đạt, thăng tiến (cá vượt vũ môn, cá hóa long). Râu lân là bộ phận quan trọng nhất trên đầu lân. Theo quan niệm từ xưa, lân râu bạc hay râu đen là dựa theo tuổi tác của đoàn lân. Đoàn lân phải ba mươi tuổi trở lên mới có lân râu bạc. Lân múa cúng trước chùa Ông của người Hoa ở Chợ Lớn có đủ râu bạc, râu đỏ và râu đen: Lân râu bạc tượng trưng cho Lưu Bị, lâu râu đỏ là Quan Công, lân râu đen là Trương Phi. (Chùa Ông thờ Quan Công). Ngày nay các đoàn lân có đủ các loại lân và vô số màu râu khác nhau tùy theo yêu cầu của nơi rước lân đến múa. Để khai trương người ta đem lân râu vàng và râu bạch kim, tương trưng cho vàng và bạc, múa trước bàn thờ Thần Tài, hàm ý cầu mong cho làm ăn phát tài, lúc nào cũng dồi dào vàng bạc. Ngày Tết, để mừng năm mới tốt lành, gia đình an khang, công việc phát đạt, đất nước thịnh vượng, thiên hạ thái bình, các đoàn lân chia nhau đi khắp thành phố biểu diễn với từng bộ năm lân, bảy lân, hoặc chín lân, mỗi lân một màu sắc tươi tắn khác nhau, nhưng ý nghĩa màu sắc các lân không rõ ràng lắm. Có người cho là năm lân tượng trưng cho ngũ hành, bảy lân là bảy sắc cầu vồng, cả hai đều tượng trưng cho thiên địa hài hòa, mưa thuận gió xuôi, còn chín lân là biểu tượng của sự thiêng liêng và tốt đẹp. Tuy nhiên có nhiều người không đồng ý cách giải thích đó, cho là bày ra lắm lân là để cạnh tranh nhau, biểu thị trẻ con thích màu mè, chứ không có ý nghĩa nào hết. Chỉ có trắng đen đỏ là ba màu truyền thống của lân.
đang nạp các trang xem trước