TAILIEUCHUNG - Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến 2010)
Bài viết tập trung làm rõ những số phận nhiều bất hạnh mà vẫn ngời sáng bao phẩm giá tốt đẹp của người nông dân trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010. Từ đó giúp thấy được giá trị phản ánh hiện thực và tinh thần nhân đạo cao đẹp nơi các trang viết nặng lòng với chốn hương thôn. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 75-81 This paper is available online at DOI: SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2010) Dương Minh Hiếu Phòng Tổ chức Hành chính, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Bài viết tập trung làm rõ những số phận nhiều bất hạnh mà vẫn ngời sáng bao phẩm giá tốt đẹp của người nông dân trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010. Từ đó giúp thấy được giá trị phản ánh hiện thực và tinh thần nhân đạo cao đẹp nơi các trang viết nặng lòng với chốn hương thôn. Từ khóa: Cơ hàn, bi kịch, thiên lương. 1. Mở đầu Vấn đề số người nông dân trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn (giai đoạn 1986-2010) đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên, nhà văn, độc giả. Nói đến những hình tượng nhân vật cụ thể thì đáng kể nhất là các ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến [1], Phong Lê [2], Thiếu Mai [3], Trung Trung Đỉnh [4], Đặng Thị Tuyết [5],. Nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn có các luận án, đề tài khoa học của Nguyễn Thị Bình [6], Trần Thị Mai Nhân [7], Bùi Như Hải [8],. Các bài phê bình một hiện tượng văn học thường mang tính thời sự nên những phát hiện hay đánh giá chủ yếu hướng đến số ít vấn đề, hình tượng cụ thể, cá biệt. Các luận án, đề tài khoa học lại khảo sát chung về tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết viết về nông thôn là một bộ phận hợp thành nên không bàn riêng tới số phận người nông dân. Vì vậy, ở bài viết này, thông qua một số tác phẩm nổi trội của Lê Lựu, Đào Thắng, Dương Hướng, Dương Duy Ngữ, Tô Hoài, Khôi Vũ, Nguyễn Khắc Trường, Hoàng Minh Tường, Đỗ Minh Tuấn, chúng tôi hi vọng có thể bước đầu tìm hiểu hình tượng người nông dân ở “tất cả các chiều sâu của tâm hồn con người” [9]. Đó là chiều sâu chứa đựng bao nỗi thống khổ, bao bi kịch cá nhân cùng những phẩm giá đạo đức hết sức tốt đẹp của “người nhà quê” (Chữ dùng theo Hoàng Ngọc Hiến). Phân tích, tìm hiểu các vấn đề trên không .
đang nạp các trang xem trước