TAILIEUCHUNG - Đồ chơi tự tạo và việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ em
Bài viết chỉ ra tầm quan trọng của tưởng tượng, sáng tạo đối với sự phát triển của trẻ em. Nội dung chính của bài viết trình bày những điều kiện và các cách thức tổ chức hoạt động làm đồ chơi thủ công nhằm phát triển tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ mầm non và một số tiêu chí đánh giá những khả năng này trong hoạt động làm đồ chơi. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 129-139 This paper is available online at DOI: ĐỒ CHƠI TỰ TẠO VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ EM Vũ Thanh Vân Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo chỉ ra tầm quan trọng của tưởng tượng, sáng tạo đối với sự phát triển của trẻ em. Nội dung chính của bài báo trình bày những điều kiện và các cách thức tổ chức hoạt động làm đồ chơi thủ công nhằm phát triển tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ mầm non và một số tiêu chí đánh giá những khả năng này trong hoạt động làm đồ chơi. Từ khóa: Tưởng tượng sáng tạo, Đồ chơi, Đồ chơi tự tạo, Phát triển trí tưởng tượng. 1. Mở đầu Trí tưởng tượng là khả năng tâm lí vô cùng trọng trong cuộc sống của mỗi người và là phương thức thúc đẩy sự tiến bộ của loài người. Nhờ trí tưởng tượng tạo nên những "bức tranh" trong đầu mà chúng ta có hiểu và xử lí được các ý tưởng, các vấn đề một cách dễ dàng. Tưởng tượng dẫn dắt con người đi đến sự khám phá, sáng tạo, hình thành tính linh hoạt trong hoạt động trí tuệ, tạo nên những phát minh, sáng chế, những thành tựu lớn về nghệ thuật và khoa học, kĩ thuật. Đối với trẻ mầm non, trí tưởng tượng là yếu tố huy động sự tập trung, chú ý và tư duy, kích thích xúc cảm và phát triển óc sáng tạo. Trí tưởng tượng giúp trẻ dễ dàng tìm hiểu về thế giới xung quanh, làm nảy sinh những ý tưởng thú vị cho vui chơi, học tập, nhờ đó mà trẻ được tự do thực hiện những ý thích của mình và nhận ra mong muốn cũng như những ước mơ của mình. Yêu cầu về giáo dục, phát triển cho trẻ em các năng lực căn bản của con người thế kỉ 21: Khả năng hợp tác, Tính sáng tạo, Khả năng giao tiếp và Tư duy phê phán (21st Century Skills: Collaboration; Creativity; Communication; Critical thinking [3]) đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu gần đây hướng tới tìm kiếm các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em thông qua những hình thức hoạt động phù hợp với đặc điểm
đang nạp các trang xem trước