TAILIEUCHUNG - Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang là mục tiêu đặt ra cho mọi quốc gia nói chung và các địa phương tại VN nói riêng. Ở các nước phát triển, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội và giải quyết nhiều vấn đề vĩ mô khác. | Phát Triển Kinh Tế Địa Phương Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long ThS. Ngô Anh Tín T ăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang là mục tiêu đặt ra cho mọi quốc gia nói chung và các địa phương tại VN nói riêng. Ở các nước phát triển, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội,.và giải quyết nhiều vấn đề vĩ mô khác. Ở VN tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển kinh tế bền vững chính là điều kiện tiên quyết để đuổi kịp các nền kinh tế trong khu vực, phấn đấu đến năm 2020 VN trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được điều đó, thực tế có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó việc phân tích, dự báo quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế có vai trò quan trọng. Kinh nghiệm nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới cho thấy để phân tích và dự báo có cơ sở khoa học, xu hướng hiện nay là phải sử dụng những công cụ hiện đại của quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường, trong đó việc sử dụng các mô hình toán kinh tế và kinh tế lượng là một trong những công cụ rất có hiệu quả. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, Đồng bằng sông Cửu Long, nước công nghiệp, quản lý kinh tế, toán kinh tế, kinh tế lượng. 1. Đồng bằng sông Cửu Long: Thành tựu và khó khăn Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, các địa phương nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã đạt được những thành tựu về kinh tế đáng khích lệ. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế xuất siêu của VN, thế mạnh là lúa gạo, trái cây và thủy sản. Với dân số trên 17 triệu người, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2010 đạt 11,5%. Hai năm 2012 và 2013, tốc độ tăng trưởng có chậm lại với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 11,3% và 9%. Vùng ĐBSCL được biết đến như là một vùng kinh tế thuần nông với cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm đến 40% và cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm đến 52%. Nông nghiệp và thủy sản, chiếm 33% giá trị sản xuất của cả nước .
đang nạp các trang xem trước