TAILIEUCHUNG - Kết quả thử nghiệm quy trình kỹ thuật mới trên giống mía suphanburi 7 tại Hậu Giang
Nội dung bài viết trình bày giống mía Suphanburi 7 (bố 85-2-352 x mẹ K84-200) có nguồn gốc từ Thái Lan, nhập nội vào Việt Nam năm 2005. Khi trồng giống Suphanburi 7, bón 140 P2O5 kg/ha phân lân nung chảy Ninh Bình, áp dụng phòng trừ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học (Phun nấm Beauveria bassiana 3,, phun vào thời kỳ mía đẻ nhánh và bắt đầu làm lóng vươn cao) kết quả cho thấy mía sinh .trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt 126,8 tấn/ha (tăng so với quy trình cũ 15,8%) và chữ đường đạt 11,56 CCS (tăng so với quy trình cũ 6,94%) | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH KỸ THUẬT MỚI TRÊN GIỐNG MÍA SUPHANBURI 7 TẠI HẬU GIANG Nguyễn Đức Quang, Lê Thị Hiền, Dương Công Thống, Đỗ Văn Tường và Nguyễn Thị Tân1 1 Viện Nghiên cứu Mía đường: Phú An, Bến Cát, Bình Dương. ĐT TÓM TẮT Giống mía Suphanburi 7 (bố 85-2-352 x mẹ K84-200) có nguồn gốc từ Thái Lan, nhập nội vào Việt Nam năm 2005. Khi trồng giống Suphanburi 7, bón 140 P2O5 kg/ha phân lân nung chảy Ninh Bình, áp dụng phòng trừ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học (Phun nấm Beauveria bassiana 3,0 kg/ha/lần, phun vào thời kỳ mía đẻ nhánh và bắt đầu làm lóng vươn cao) kết quả cho thấy mía sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt 126,8 tấn/ha (tăng so với quy trình cũ 15,8%) và chữ đường đạt 11,56 CCS (tăng so với quy trình cũ 6,94%). Từ khóa: Suphanburi 7, chữ đường, giống mía Thái Lan. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía của vùng Tây Nam bộ hiện nay dựa vào quy trình kỹ thuật canh tác được ban hành theo Quyết định số 574/QĐ-TT-CCN, ngày 07/10/2011 của Cục trưởng Cục trồng trọt: trồng 1 ha mía bón 0,5 – 1 tấn vôi; 10 – 30 tấn phân hữu cơ hoặc 1 – 2 tấn phân hữu cơ vi sinh; 450 – 500 kg Urea; 600 – 700 kg Super lân; 350 – 400 kg KCl; 3 kg thuốc trừ cỏ Ansaron 80WP, rải 20 kg thuốc trừ sâu Basudin hoặc Diaphos 10 H khi trồng để phòng trừ sâu đục thân phá hại hom giống và mầm mía, cắt hủy cây nhiễm sâu bệnh, rải thuốc hạt cục bộ 10g/m dài trên những bụi mía bị sâu đục thân tấn công. Tuy nhiên, Tây Nam bộ là vùng đất thấp, đa phần đất bị chua phèn (pHKCl 3,2 – 4,3) và chứa hàm lượng lân dễ tiêu thấp (0,40 – 5,70 mg/100g đất) do lân dễ bị cố định. Bón phân super lân có chứa lưu huỳnh tạo nên gốc axit cao nên khả năng làm tăng độ chua của đất là rất lớn. Vì vậy để giảm độ chua của đất nên thay thế phân Super lân bằng phân lân nung chảy Ninh Bình nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Phòng trừ nhóm sâu đục thân bằng thuốc hóa học gặp phải khó khăn do quần thể
đang nạp các trang xem trước