TAILIEUCHUNG - Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại và thâm canh tổng hợp nhằm phát triển vùng sản xuất mía đường nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang
Đề tài được tiến hành với mục tiêu nhằm đề xuất được quy trình quản lý dịch hại và thâm canh tổng hợp cây mía đường có hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và góp phần phát triển bền vững vùng mía đường nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang. | Báo cáo tổng kết đề tài KHCN: “Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại và thâm canh tổng hợp nhằm phát triển vùng sản xuất mía đường nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mía đường có tên khoa học là Saccharum officinarum L. thuộc họ Monocotyledonae: Poaceae. Mía đường cung cấp hơn 50% nhu cầu đường trên thế giới (Monique Hunziker và ctv, 2009). Trên thế giới cây mía chiếm diện tích 20,42 triệu hecta với tổng sản lượng là triệu tấn. Ở nước ta nghề trồng mía đã có từ lâu đời, cây mía được trồng rộng khắp trong cả nước, trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Nhưng do nhiều nguyên nhân như kỹ thuật canh tác, giống, quy hoạch, đầu tư, nên trước năm 1994, mỗi năm chúng ta phải nhập trên tấn đường, từ sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng quan về phát triển ngành mía đường Việt Nam và chương trình 01 triệu tấn đường (vào ngày 13/10/1994). Từ đó ngành mía đường có tốc độ phát triển mạnh. Năm 1993 cả nước có ha đất trồng mía, sản lượng tấn mía cây, năng suất bình quân 42,86 tấn/ha (Lê Song Dự, Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997). Năm 2000, sản lượng đường cả nước đạt hơn một triệu tấn. Hậu Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng mía đứng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ nông dân trong tỉnh. Song, trong những năm qua diện tích, năng suất và thu nhập của người trồng mía không ổn định, ngoài yếu tố tác động của quy luật cung cầu và giá đường thế giới, kỹ thuật canh tác của phần đông nông dân còn hạn chế, chi phí đầu tư cao, năng suất, chất lượng chưa tương xứng, làm cho giá thành sản xuất mía nguyên liệu cao, khó cạnh tranh với đường của khu vực và thế giới. Nông dân ở Hậu Giang có kinh nghiệm trồng mía từ 40 - 50 năm nay. Tuy nhiên, với phương thức sản xuất truyền thống lạc hậu, diện tích trồng manh mún, năng suất thấp, chất lượng mía chưa cao, từ đó hiệu quả kinh tế không ổn định. Trong thời kỳ hội nhập WTO, việc cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gay .
đang nạp các trang xem trước