TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thu một số kim loại nặng (KLN) của cây sậy (Phragmites australis) trên đất sau khai thác khoáng sản của nhà máy photpho tại tỉnh Lào Cai
Ứng dụng thực vật trong xử lý ở nhiễm kim loại nặng (KLN) trong đất sau khai thác khoáng sản đang là lựa chọn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng bởi tính khả thi cao, tiết kiệm về tài chính và cải tạo cảnh quan môi trường. Nghiên cứu ứng dụng cây sậy hấp thu KLN trong đất tại bãi đất thải sau khai thác khoáng sản của Nhà máy Phốt pho vàng 2 và vàng 3 của tỉnh Lào Cai cho thấy cây sậy sinh trưởng, phát triển bình thường trên đất sau khai thác khoáng sản, sự phát triển của cây phụ thuộc vào đặc điểm môi trường đất và pH của đất. | Hà Xuân Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 181(05): 137 - 141 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HẤP THU MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG (KLN) CỦA CÂY SẬY (PHRAGMITES AUSTRALIS) TRÊN ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA NHÀ MÁY PHOTPHO TẠI TỈNH LÀO CAI Hà Xuân Linh*, Phan Đức Cảnh Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ứng dụng thực vật trong xử lý ở nhiễm kim loại nặng (KLN) trong đất sau khai thác khoáng sản đang là lựa chọn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng bởi tính khả thi cao, tiết kiệm về tài chính và cải tạo cảnh quan môi trường. Nghiên cứu ứng dụng cây sậy hấp thu KLN trong đất tại bãi đất thải sau khai thác khoáng sản của Nhà máy Phốt pho vàng 2 và vàng 3 của tỉnh Lào Cai cho thấy cây sậy sinh trưởng, phát triển bình thường trên đất sau khai thác khoáng sản, sự phát triển của cây phụ thuộc vào đặc điểm môi trường đất và pH của đất. Hàm lượng KLN tích lũy trong thân, lá và rễ đều cao hơn nhiều lần so với hàm lượng KLN ban đầu trong cây sậy khi mang về trồng. Nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng KLN tích lũy trong rễ lớn hơn so với hàm lượng KLN tích lũy trong thân, lá. Hiệu suất hấp thu cao nhất đạt lần lượt đối với Zn, Cd, Pb và cuối cùng là As. Từ khoá: thực vật hấp thu KLN, cây Sậy, cải tạo đất sau khai thác khoáng sản, Lào Cai. ĐẶT VẤN ĐỀ* Lào Cai là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam, điển hình: Apatit (2,1- 2,5 tỷ tấn), sắt (137 triệu tấn), đồng, vàng gốc, graphite, đất hiếm, fenpat, nguyên liệu gốm, sứ thủy tinh. Ngành công nghiệp khai khoáng được xác định là ngành mũi nhọn và là khâu đột phá để phát triển công nghiệp của tỉnh. () [6]. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, quá trình khai thác, chế biến khoáng sản đã làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Do vậy, cần có các biện pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các biện pháp mang nguồn gốc tự nhiên, vừa giảm chỉ phí vừa thân thiện với môi trường. Trong những năm qua, cây .
đang nạp các trang xem trước