TAILIEUCHUNG - Tổng kết kinh nghiệm xử trí 169 chấn thương và vết thương tá tràng trong 25 năm tại bệnh viện Chợ Rẫy
Nội dung chính của bài viết phân tích cơ chế chấn thương, thời điểm can thiệp phẫu thuật, vị trí và kích thước thương tổn tá tràng, các phương pháp phẫu thuật và giải áp tá tràng nhằm rút ra các thông số liên quan đến biến chứng và tử vong. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp chấn thương và vết thương tá tràng nhập BV Chợ Rẫy trong thời điểm 1/80 -3/2004 (25 năm) Kết quả: Có 169 trường hợp, trong đó 132 do chấn thương kín (78,1%), 37 do vết thương (21,9%). | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 TỔNG KẾT KINH NGHIỆM XỬ TRÍ 169 CHẤN THƯƠNG & VẾT THƯƠNG TÁ TRÀNG TRONG 25 NĂM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Tấn Cường*, Bùi Văn Ninh**, Nguyễn Bá Nhuận*, Võ Tấn Long*, Nguyễn Minh Hải*, Nguyễn Đình Song Huy*, Phạm Hữu Thiện Chí*, Trần Chánh Tín**, Lê Châu Hoàng Quốc Chương** TÓM TẮT Đặt vấn đề:Tổn thương tá tràng ít gặp trong chấn thương bụng kín và vết thương bụng (2,3-5%), tuy nhiên biến chứng và tử vong cao, nhất là khi xử trí thì đầu thất bại. Chúng tôi phân tích cơ chế chấn thương, thời điểm can thiệp phẫu thuật, vị trí và kích thước thương tổn tá tràng, các phương pháp phẫu thuật và giải áp tá tràng nhằm rút ra các thông số liên quan đến biến chứng và tử vong. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp chấn thương và vết thương tá tràng nhập BV Chợ Rẫy trong thời điểm 1/80 –3/2004 (25 năm) Kết quả: Có 169 trường hợp, trong đó 132 do chấn thương kín (78,1%), 37 do vết thương (21,9%). Trừ 1 trường hợp điều trị bảo tồn do hẹp vì tụ máu thành tá tràng, 168 trường hợp còn lại phải phẫu thuật. Trong 117 trường hợp mổ lần đầu, 32,5% có biến chứng, 16,2% tử vong trong khi mổ từ lần hai trở đi 62,7% có biến chứng và 35,2% tử vong. Có đến 90% tổn thương tá tràng độ II và độ III theo phân độ của Hiệp hội Chấn thương Hoa Kỳ (ASST). Biến chứng thường gặp nhất sau mổ là bục chỗ khâu tá tràng gây viêm phúc mạc và rò tá tràng. Có hai trường hợp tổn thương tá tràng độ V thì cả hai đều tử vong sau mổ . Kết luận: Các yếu tố tiên lượng nặng rút ra được từ sau tổng kết này là: vết thương do hoả khí, bỏ sót thương tổn tá tràng, mổ muộn sau 24 giờ, vị trí tổn thương tá tràng DII dưới Oddi, vỡ mặt sau tá tràng, dẫn lưu không thích hợp (nên loại bỏ phương
đang nạp các trang xem trước