TAILIEUCHUNG - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 qua phân môn tập đọc
Phân môn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt, ngoài nhiệm vụ rèn đọc đúng còn có hai nhiệm vụ quan trọng: rèn đọc diễn cảm và rèn năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Đây là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau: Cảm thụ văn học tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt và ngược lại, đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ nội dung, tư tưởng của những bài văn, bài thơ thêm sâu sắc. Đọc hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học sẽ giúp các em mở mang thêm tri thức, phong phú về tâm hồn. Sáng kiến kinh nghiệm này trình bày một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 qua phân môn tập đọc. . | Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 qua phân môn tập đọc Ở ĐẦU I/ PHẦN MỞ ĐẦU: Lời bất hủ của thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nói “ Nét chữ nết người “. Quả thật như thế: Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận lòng tự trọng đối với mình, cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình . Từ những buổi đầu tiên khi bước chân tới trường, trẻ bắt đầu làm quen với việc học đọc, học viết. Vui sướng bao nhiêu khi các bậc cha mẹ nhìn thấy con mình tròn môi đánh vần và gắng viết những nét chữ đầu tiên .Nếu như học vần, tập đọc giúp trẻ đọc thông thì tập viết giúp trẻ viết thạo mở đường cho trẻ ghi nhanh, ghi sáng những điều thầy cô giảng và cả những điều trẻ nghĩ. Nhìn trang vở tập viết với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ, lòng ta dấy lên niềm vui, ta như được củng cố thêm niềm tin vào tương lai con trẻ. Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo . Tập viết ở trường Tiểu học truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết, học sinh nắm bắt được các kiến thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái la tinh và ghi âm Tiếng Việt, sự thể hiện chữ này trên bảng, vở, đồng thời được hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết các nét chữ, chữ cái, tiếng, từ và câu, rồi tiến đến viết một đoạn văn hoặc cả bài. Vì vậy để có khả năng dạy tốt phân môn Tiếng Việt ở lớp 1 theo nội dung sách giáo khoa và vở tập viết, tôi đã nghiên cứu đầy đủ về mẫu chữ viết trong trường tiểu học được thực hiện từ năm học 2002 – 2003. Nắm vững một số quy định về dạy và học viết chữ ở trường Tiểu học theo Quy định số: 31/2002/QĐBGD&ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo. Để so sánh về độ cao, hình dạng cách trình bày với mẫu chữ tại Thông tư .
đang nạp các trang xem trước