TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu xử lý amoni (NH4+ -N) trong nước bằng than sinh học biến tính HNO3
Nội dung của bài viết là đánh giá khả năng xử lý amoni bằng than sinh học sản xuất từ lõi ngô (TSH) và biến tính bằng HNO3. Sử dụng phương pháp hấp phụ theo mẻ và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố: nồng độ HNO3: 2-10M, tỉ lệ (g/ml) của TSH và dung dịch HNO3, pH: 4-10, nồng độ amoni đầu vào C0= 10-60 mg/l, thời gian hấp phụ t=30-210 phút đến khả năng hấp phụ. | Nguyễn Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 67 - 71 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ AMONI ( NH4+ -N) TRONG NƯỚC BẰNG THAN SINH HỌC BIẾN TÍNH HNO3 Nguyễn Thị Tuyết1*, Văn Hữu Tập1, Nguyễn Duy Thành2 1 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái nguyên 2 Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế TÓM TẮT Nội dung của bài báo là đánh giá khả năng xử lý amoni bằng than sinh học sản xuất từ lõi ngô (TSH) và biến tính bằng HNO3. Sử dụng phương pháp hấp phụ theo mẻ và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố: nồng độ HNO3: 2-10M, tỉ lệ (g/ml) của TSH và dung dịch HNO3, pH: 4-10, nồng độ amoni đầu vào C0= 10-60 mg/l, thời gian hấp phụ t=30-210 phút đến khả năng hấp phụ. Các thí nghiệm được thực hiện ở điều kiện hàm lượng TSH biến tính là 300 mg/25 ml. Kết quả cho thấy, HNO3 8M và tỉ lệ 1:5 (g TSH/ml dung dịch HNO3 8M) tạo ra TSH biến tính tốt nhất. Các điều kiện tối ưu xác định được từ thực nghiệm là pH 8, thời gian hấp phụ 150 phút. Với điều kiện này và nồng độ amoni ban đầu 60 mg/l thì dung lượng hấp phụ đạt 18,75 mg/g. Từ khóa: Amoni, Biến tính, HNO3, Lõi ngô, Than sinh học ĐẶT VẤN ĐỀ* Nạn ô nhiễm môi trường nước đang là thách thức lớn của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong đó đáng báo động là ô nhiệm amoni trong nước ngầm. Nồng độ amoni trong nước ngầm ở Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình đều cao hơn nồng độ tiêu chuẩn nước sinh hoạt (3 mg/l) khoảng 70% đến 80% [1]. Các phương pháp thường được sử dụng để xử lý amoni là sinh học, trao đổi ion [2], hấp phụ [3], vi sóng [4]. Trong đó, phương pháp hấp phụ thường được sử dụng vì phương pháp đơn giản, chi phí thấp [5]. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp là vật liệu hấp phụ thương mại có chi phí cao. Vì thế, xu hướng việc sử dụng vật liệu hấp phụ được sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp đang được tập trung nghiên cứu trong những năm gần đây. Lõi ngô là một trong những nguồn biomass thải lớn ở Việt Nam. Để tăng cường giá trị kinh tế, lõi ngô được tận dụng để tạo ra .
đang nạp các trang xem trước