TAILIEUCHUNG - “Lược đồ” văn học quốc ngữ Việt Nam trước 1945 nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại
Tương tác thể loại – hiểu rộng và bao quát hơn cách hiểu của – là hiện tượng hai hay nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau, để cùng biến đổi hoặc hình thành thể loại mới. Theo cách hiểu này, từ góc nhìn tương tác thể loại, tác giả bài báo đã quan sát, mô tả lịch sử văn học quốc ngữ Việt Nam (trước năm 1945) và bước đầu đưa ra một “lược đồ”. Đó là bức phác thảo quá trình hình thành và tương tác thể loại trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây và hiện đại hóa văn học từ cuối thế kỉ XIX đến 1945. | “Lược đồ” văn học quốc ngữ Việt Nam trước 1945 nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 15 năm 2008 “LƯỢC ĐỒ” VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM TRƯỚC 1945 NHÌN TỪ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI Nguyễn Thành Thi* 1. Lịch sử văn học nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại, một hướng tiếp cận có ý nghĩa Trong các bộ giáo trình lịch sử văn học ở Việt Nam – cho đến thời điểm này – nói đến sự vận động văn học, các nhà nghiên cứu thường chỉ nói nhiều đến bức tranh văn học với tác phẩm và đội ngũ tác giả, sự hình thành, phát triển của các trào lưu, trường phái, tổ chức văn học, Trong khi đó, sự hình thành, phát triển và quá trình hoàn thiện bức tranh thể loại – loại sự kiện trung tâm của lịch sử văn học – thì lại rất ít được nói đến, ít được đầu tư nghiên cứu một cách kĩ lưỡng. Tiếp cận lịch sử văn học từ góc nhìn thể loại, đặc biệt là từ sự hình thành và tương tác thể loại, nhà nghiên cứu sẽ có thêm những sự kiện, tư liệu thuyết phục để miêu tả, cắt nghĩa một cách đầy đủ khoa học hơn về tiến trình văn học. Theo hướng tiếp cận đó, bài viết này bước đầu tìm cách mô tả quá trình vận động, phát triển của văn học quốc ngữ Việt Nam từ buổi sơ khai cho đến ngày nay như là quá trình hình thành và tương tác thể loại. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hơn một thế kỉ, quá trình ấy diễn ra hết sức sinh động, phức tạp, với bộn bề sự kiện, tác giả bài viết này chỉ cắt lấy một đoạn (văn học quốc ngữ Việt Nam trước năm 1945) để tìm hiểu. Tác giả cũng không tham vọng dựng lại toàn cảnh bức tranh thể loại văn học trong hơn nửa thế kỷ mà chỉ đưa ra một “lược đồ” với những nét chấm phá, nhằm, trước là, đề xuất thêm một cách tiếp cận vấn đề; sau là, thấy rõ và đánh giá đúng hơn vai trò của việc phát triển thể loại văn học trong lịch sử phát triển của văn học nước nhà. 2. Văn học quốc ngữ Việt Nam – bức phác thảo nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại . Những biến cố trung
đang nạp các trang xem trước