TAILIEUCHUNG - Đề đốc Đặng Đức Vĩ và căn cứ Núi Sầm trong phong trào Cần vương chống Pháp thế kỷ XIX ở Phú Yên

Từ lâu Núi Sầm được mọi người biết đến qua câu ca dao trên như một cụm núi lẻ loi nằm giữa vùng đồng bằng tả ngạn sông Đà Rằng thuộc làng Phụng Tường, tổng Hoà Bình, huyện Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên (nay là thôn Phụng Tường, xã Hoà Trị, huyện Phú Hoà). Núi Sầm được ví như người lữ hành đơn độc, gợi bao sự xúc cảm cho mọi người, nhất là vào dịp chia tay kẻ ở người đi. Núi Sầm còn là một địa danh lịch sử gắn liền với bao chiến công oai hùng của nhân dân Phú Yên trong những năm tháng chống giặc ngoại xâm đầy cam go và quyết liệt, gắn với tên tuổi nhà yêu nước Đặng Đức Vĩ trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX ở Phú Yên. | Đề đốc Đặng Đức Vĩ và căn cứ Núi Sầm trong phong trào Cần vương chống Pháp thế kỷ XIX ở Phú Yên Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Đào Nhật Kim ĐỀ ĐỐC ĐẶNG ĐỨC VĨ VÀ CĂN CỨ NÚI SẦM TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP THẾ KỶ XIX Ở PHÚ YÊN ĐÀO NHẬT KIM* “Lẻ loi như cụm Núi Sầm Thản nhiên như mặt nước đầm Ô Loan” Từ lâu Núi Sầm được mọi người biết đến qua câu ca dao trên như một cụm núi lẻ loi nằm giữa vùng đồng bằng tả ngạn sông Đà Rằng thuộc làng Phụng Tường, tổng Hoà Bình, huyện Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên (nay là thôn Phụng Tường, xã Hoà Trị, huyện Phú Hoà). Núi Sầm được ví như người lữ hành đơn độc, gợi bao sự xúc cảm cho mọi người, nhất là vào dịp chia tay kẻ ở người đi. Núi Sầm còn là một địa danh lịch sử gắn liền với bao chiến công oai hùng của nhân dân Phú Yên trong những năm tháng chống giặc ngoại xâm đầy cam go và quyết liệt, gắn với tên tuổi nhà yêu nước Đặng Đức Vĩ trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX ở Phú Yên. 1. Bối cảnh lịch sử Thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn chủ nghiã đế quốc đua nhau tìm kiếm thị trường và thuộc địa. Chế độ cai trị của triều Nguyễn với chính sách “bế quan toả cảng” đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, biến Việt Nam trở thành “miếng mồi” hấp dẫn cho nhiều nước tư bản, trong đó có tư bản Pháp. Năm 1858, sau khi thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển vào Gia Định thực hiện chiến thuật “tằm ăn lá dâu” lần lượt đánh chiếm các tỉnh Nam kỳ và lan rộng ra cả nước. Đến năm 1884, triều Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt (Patenôtre) công nhận sự thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt nam. Không chấp nhận đường lối thoả hiệp đầu hàng của phần lớn quan lại trong triều, đêm 4-7-1885 Tôn Thất Thuyết – người đứng đầu phe chủ chiến, đã tiến hành cuộc phản công đánh Pháp tại kinh thành Huế. Do chênh lệnh về lực lượng * ThS, Trường CĐSP Phú Yên 23 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 13 năm 2008 và vũ khí nên cuộc .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.