TAILIEUCHUNG - Một số kết quả đối chiếu ngữ âm giữa tiếng Hàn và tiếng Việt

bài viết phân tích tương phản của tiếng Hàn và Ngôn ngữ tiếng Việt. Mặc dù hai ngôn ngữ không phải là nhận thức ngôn ngữ có cùng ngôn ngữ mẹ và ngôn ngữ của nó là ngôn ngữ khác nhau, do sự mở rộng liên tục của phạm vi nghiên cứu và nghiên cứu nội dung lĩnh vực trong linhgustics tương phản, nghiên cứu lingustic tương phản về ngôn ngữ Hàn-Việt đã có thể. Nó rất cần thiết và quan trọng để nghiên cứu về các hệ thống âm vị học tương phản trong mỗi ngôn ngữ. Nhận ra sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ giúp người học tiếng Việt Tiếng Hàn, người học tiếng Hàn được tạo ra và đam mê học tiếng Hàn và tiếng Việt liên tục. | Một số kết quả đối chiếu ngữ âm giữa tiếng Hàn và tiếng Việt Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Soá 9 naêm 2006 MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU NGỮ ÂM GIỮA TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT CHO MYEONG SOOK* 1. Đặt vấn đề Ngôn ngữ học đối chiếu xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu để giúp cho việc học và việc giảng dạy ngoại ngữ tốt hơn với sự phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ của người học và ngôn ngữ đích (Zielsprache). Ngành khoa học này là một bộ phận của ngôn ngữ học ứng dụng trên cơ sở so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Vào đầu thế kỉ XX, nghiên cứu đối chiếu chú ý đến thực tiễn vận dụng. Thuật ngữ “Contrastive Linguistics” đã xuất hiện đầu tiên trong bài của B. Whorf (1941) . Vào năm 1957, giáo sư của trường đại học Michigan R. Lado đã xuất bản một công trình , công trình này triển khai đầu tiên việc nghiên cứu ngôn ngữ như một hệ thống. Những kết quả của hướng nghiên cứu đối chiếu này nâng cao hiệu quả cho việc học ngôn ngữ đích và việc giảng dạy cũng như học tiếng, biên soạn các sách giáo khoa dạy tiếng và làm từ điển. Thông qua những kết quả so sánh đối chiếu hai hay nhiều hệ thống ngôn ngữ để dự đoán được những lỗi của người học và giúp người học khắc phục khó khăn. Khi chúng tôi học một ngoại ngữ, chúng tôi thường mắc lỗi trong việc học tiếng và phát hiện được sự giao thoa ngôn ngữ giữa hai hệ thống ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích, nếu mình vận dụng tốt hệ thống ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ thì có thể dễ nắm bắt ngôn ngữ đích, vì vậy nắm chắc hệ thống ngôn ngữ rất quan trọng khi học một hay nhiều ngôn ngữ đích. Theo phân loại của ngôn ngữ học loại hình, tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính (agglutinative language) và trật tự câu SOV, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập * Tiến sĩ, ĐHQG Seoul. 58 Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Cho Myeong Sook (isolating language) trật tự câu SVO. Hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đều gọi tiếng mẹ đẻ của mình là “Quốc ngữ”. Chữ viết tiếng Hàn và tiếng Việt đều là chữ viết ghi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.