TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu đánh giá và dự tính điều kiện khô hạn theo chỉ số SPI cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Nghiên cứu thực hiện các đánh giá kết quả dự tính biến đổi đối với điều kiện khô hạn ở các quy mô 1, 6 và 12 tháng theo chỉ số chuẩn hóa giáng thủy (SPI). Các kết quả nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp thông tin mới và quan trọng về biến đổi khí hậu phục vụ đánh giá tác động, tổn thương do BĐKH ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ TÍNH ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN THEO CHỈ SỐ SPI CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Văn Thắng1, Mai Văn Khiêm1 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, số liệu lượng mưa từ quan trắc và dự tính trong tương lai theo các kịch bản ( và ) được sử dụng. Trong giai đoạn 1961 - 2014, tần suất khô hạn ở khu vực ĐBSCL có xu thế giảm; tuy nhiên, mức độ khắc nghiệt nhất của điều kiện khô hạn có xu thế tăng. Vào giữa và cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở, điều kiện khô hạn trung bình ở các quy mô thời gian khác nhau (1, 6 và 12 tháng) đều có xu thế giảm theo các kịch bản. Tuy nhiên, mức độ khắc nghiệt nhất của điều kiện khô hạn (SPI_Min) được dự tính gia tăng so với thời kỳ cơ sở. Trong đó, mức độ khắc nghiệt được dự tính gia tăng đáng kể nhất vào giữa thế kỷ 21 và theo kịch bản . Tuy nhiên, theo kịch bản , mức độ khắc nghiệt nhất của điều kiện khô hạn được dự tính giảm vào cuối thể kỷ 21. Từ khóa: SPI, ĐBSCL, điều kiện khô hạn. Ban Biên tập nhận bài: 12/4/2017 Ngày phản biện xong: 20/5/2017 1. Mở đầu ĐBSCL là vùng đồng bằng lớn nhất của Việt Nam, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, với tổng diện tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha. Khu vực ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km, phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Thái Bình Dương và phía Tây giáp vịnh Thái Lan [10]. Đây là khu vực có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, tiêu dùng và xuất khẩu. ĐBSCL là vùng phát triển nông nghiệp lớn nhất cả nước, là khu vực có đóng góp đáng kể nhất vào tổng sản lượng lương thực. Tuy nhiên, do độ cao địa hình thấp và bằng phẳng, thuộc vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới nên rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu [10]. Ngoài ra, nguồn nước ngọt ở khu vực ĐBSCL còn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi hệ thống đập thủy điện ở hệ thống sông Mê Kông, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt dòng chảy nghiêm trọng xảy ra vào mùa khô. Điển hình là
đang nạp các trang xem trước