TAILIEUCHUNG - Chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam nhìn từ hiện tượng song ngữ

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, phân tích các chính sách ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Việt Nam trong sự tác động đến việc sáng tác văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) và ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 74-80 This paper is available online at DOI: CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM NHÌN TỪ HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ Nông Văn Ngoan Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, phân tích các chính sách ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Việt Nam trong sự tác động đến việc sáng tác văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) và ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Từ khóa: Văn học trung đại, hiện tượng song ngữ, chính sách, ngôn ngữ. 1. Mở đầu Nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam cũng là một vấn đề thu hút được nhiều học giả. Trong số này có thể kể đến như Nguyễn Phú Phong với bài viết Việt Nam: Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội trên Tạp chí Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh năm 2005 hay Trần Trí Dõi với cuốn Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội do Nxb Văn hoá Thông tin ấn hành tại Hà Nội và cuốn Chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở Việt Nam do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003. Viện Ngôn ngữ học cũng có công trình Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 1993. Tuy nhiên, những công trình này, chủ yếu nghiên cứu chính sách ngôn ngữ trong thời điểm lúc bấy giờ chứ không phải nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Đáng chú ý nhất là Nguyễn Thiện Giáp với công trình nghiên cứu Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Đây là công trình có sức khái quát lớn. Tác giả khái quát chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến những năm cuối cùng của thế kỉ XX với hai cột mốc lớn là trước cách mạng tháng Tám 1945 và sau cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam. Tuy nhiên, công trình này không phân tích kĩ những tác động của chính sách ngôn ngữ của nhà nước .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.