TAILIEUCHUNG - Dịch thuật chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ở Việt Nam - những thành tựu và điểm nhấn
Dịch thuật là chất xúc tác, môi giới đầu tiên để bạn đọc và nhà văn Việt Nam biết đến trào lưu hiện thực huyền ảo trên thế giới. Bài viết này khảo cứu tiến trình dịch thuật các tác phẩm hiện thực huyền ảo ở Việt Nam từ thập niên 60 thế kỷ XX cho đến nay, bao gồm những dịch giả và tác phẩm dịch quan trọng. | Dịch thuật chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ở Việt Nam - những thành tựu và điểm nhấn Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6C, 2018, Tr. 05–14, DOI: DỊCH THUẬT CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢO Ở VIỆT NAM – NHỮNG THÀNH TỰU VÀ ĐIỂM NHẤN Phan Tuấn Anh Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Từ 1986 đến nay, văn học Việt Nam bước sang giai đoạn Đổi mới. Một trong những thành tựu và động lực cách tân văn học giai đoạn này là quá trình tiếp nhận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Dịch thuật có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tiếp nhận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cũng như mọi trào lưu văn học phương Tây khác. Dịch thuật là chất xúc tác, môi giới đầu tiên để bạn đọc và nhà văn Việt Nam biết đến trào lưu hiện thực huyền ảo trên thế giới. Bài viết này khảo cứu tiến trình dịch thuật các tác phẩm hiện thực huyền ảo ở Việt Nam từ thập niên 60 thế kỷ XX cho đến nay, bao gồm những dịch giả và tác phẩm dịch quan trọng. Thông qua quá trình khảo cứu này, bài viết làm rõ những ưu điểm và thành tựu đáng chú ý lẫn những cơ hội đã bị bỏ lỡ. Những sự cố dịch thuật liên quan đến bối cảnh văn hóa và cơ chế quản lý văn học của quá khứ cũng được bài viết quan tâm phân tích. Tất cả những yếu tố trên đều liên đới đến những điều kiện xuất bản mới hình thành cuối thế kỷ XX. Từ khóa. chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, dịch thuật, văn học Việt Nam Đổi mới 1. Dịch thuật chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ở Việt Nam – những tiền đề trước Đổi mới Dịch thuật những tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ở Việt Nam có một lịch sử nhiều thăng trầm và giai đoạn khác nhau. Quá trình ấy ghi dấu chân của biết bao dịch giả tâm huyết, chấp nhận lặng thầm hi sinh như Đào Xuân Quý, Đặng Thế Bính, Vũ Cận, Huy Phương, Ngô Vĩnh Viễn, Nguyễn Mạnh Tứ, Đoàn Đình Ca, Xuân Diệu đặc biệt là Nguyễn Trung Đức. Nghiên cứu về tiến trình dịch thuật này không chỉ mở ra hiểu biết về tiếp
đang nạp các trang xem trước