TAILIEUCHUNG - Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam - Giải pháp đột phá mới nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững

Sau hai thập kỷ tăng trưởng nhanh và ổn định, kể từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế VN đã bộc lộ nhiều khó khăn, yếu kém và suy giảm, một mặt tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu 2008-2009, những ảnh hưởng tiêu cực của nó đã làm bộc lộ những yếu kém của nền kinh tế VN. Bài viết phân tích và trình bày nguyên nhân và những giải pháp cần thiết để tái cơ cấu nền kinh tế VN. | Những Vấn Đề Kinh Tế -Tài Chính & Tăng Trưởng S au hai thập kỷ tăng trưởng nhanh và ổn định, kể từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế VN đã bộc lộ nhiều khó khăn, yếu kém và suy giảm, một mặt tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu 2008-2009, những ảnh hưởng tiêu cực của nó đã làm bộc lộ những yếu kém của nền kinh tế VN. Mặt khác, khả năng tăng trưởng kinh tế theo mô hình dựa chủ yếu vào vốn đầu tư (chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài), lao động rẻ, chất lượng thấp và nặng về khai thác tài nguyên đã tới giới hạn và bộc lộ những hạn chế, yếu kém, thậm chí cả những sai lầm. Bài viết phân tích và trình bày nguyên nhân và những giải pháp cần thiết để tái cơ cấu nền kinh tế VN. . Chu Văn Cấp Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh & TS. Nguyễn Đình Hiền Đại học Quy Nhơn 1. Sự cần thiết phải tái cơ cấu nền kinh tế Những yếu kém của nền kinh tế VN thể hiện rõ nhất: (1) Chất lượng tăng trưởng thấp. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp và chậm được cải thiện. Hiệu quả đầu tư thấp và ngày càng có xu hướng giảm sút (hệ số ICOR của nền kinh tế ngày càng cao). Năng suất lao động tuy có tăng lên trong những năm qua, nhưng vẫn ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Đóng góp của các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế thấp và có xu hướng giảm sút. (2) Cơ cấu kinh tế (CCKT) chậm chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiệu quả: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP hiện còn chiếm trên 20%, tỷ trọng của dịch vụ/ GDP chỉ chiếm 39% và hầu như không thay đổi trong 10 năm gần đây; tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm từ 42%-45% GDP, nhưng điều đáng nói là cho đến nay vẫn thiếu vắng nhiều Từ khóa: Kinh tế VN, tái cơ cấu nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, lợi ích nhóm. ngành công nghiệp trung gian, đặc biệt là các công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết các ngành công nghiệp của VN là ngành “công nghiệp gia công”. Cơ cấu trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp lạc hậu và chậm đổi mới công nghệ. (3) Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng thấp, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.