TAILIEUCHUNG - Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở trong học tập
Bài viết đề cập đến nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở về vấn đề học tập ở các lát cắt: Khối lớp, học lực và giới tính; nghiên cứu mối quan hệ giữa khó khăn tâm lí và nhu cầu tham vấn học đường về vấn đề học tập; tương quan giữa tự đánh giá của học sinh với sự đánh giá từ phía giáo viên, cha mẹ học sinh và nhà tham vấn tâm lí học đường về vấn đề này, từ đó đề xuất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lí học đường nhằm phát triển và thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh trung học cơ sở về vấn đề học tập. | Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở trong học tập JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 137-144 This paper is available online at NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG HỌC TẬP Phạm Thanh Bình Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở về vấn đề học tập ở các lát cắt: khối lớp, học lực và giới tính; nghiên cứu mối quan hệ giữa khó khăn tâm lí và nhu cầu tham vấn học đường về vấn đề học tập; tương quan giữa tự đánh giá của học sinh với sự đánh giá từ phía giáo viên, cha mẹ học sinh và nhà tham vấn tâm lí học đường về vấn đề này, từ đó đề xuất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lí học đường nhằm phát triển và thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh trung học cơ sở về vấn đề học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở ở mức độ tương đối cao. Nhu cầu này cao nhất ở những học sinh đầu cấp; học sinh có học lực trung bình có nhu cầu tham vấn tâm lí cao nhất. Sự khác biệt về nhu cầu này giữa học sinh nữ và học sinh nam là không đáng kể. Từ khóa: Nhu cầu, nhu cầu tham vấn tâm lí, nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của HS trung học cơ sở trong học tập. 1. Mở đầu Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật công nghệ, sự bùng nổ thông tin kéo theo nội dung học tập của HS (HS) ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp và nhiều chiều tác động. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục học sinh (HS) còn nhiều bất cập đặc biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng tâm lí, thể chất của HS. Từ phía HS, hiểu biết của các em về bản thân còn hạn chế, nên ngày càng có nhiều HS gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng, trong việc tìm tòi và định hướng giá trị cho bản thân mình cũng như trong .
đang nạp các trang xem trước