TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng hấp thụ Cu 2+ của lá chè, lá mía, lá ngô
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu việc hấp phụ ion Cu2+ trong dung dịch loãng bằng cách sử dụng ba loại lá cây khác nhau làm chất hấp phụ: lá chè, lá mía, lá ngô. Ảnh hưởng của các yếu tố: thời gian hấp phụ, pH, khối lượng và kích thước lá cây, nồng độ ion Cu2+ ban đầu được nghiên cứu ở nhiệt độ phòng (27 1 0C), tốc độ lắc 250 vòng/phút. | Lê Hữu Thiềng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 42 - 47 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Cu2+ CỦA LÁ CHÈ, LÁ MÍA, LÁ NGÔ Lê Hữu Thiềng, Trịnh Thu Quyên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu việc hấp phụ ion Cu2+ trong dung dịch loãng bằng cách sử dụng ba loại lá cây khác nhau làm chất hấp phụ: lá chè, lá mía, lá ngô. Ảnh hưởng của các yếu tố: thời gian hấp phụ, pH, khối lượng và kích thước lá cây, nồng độ ion Cu 2+ ban đầu được nghiên cứu ở nhiệt độ phòng (27 10C), tốc độ lắc 250 vòng/phút. Nồng độ ion Cu2+ được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS). Thực hiện quá trình hấp phụ với 0,5 gam từng loại lá cây có kích thước xác định và 50 ml dung dịch ion Cu 2+ có nồng độ xác định. Kết quả nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ Cu2+ của ba loại lá cây là: thời gian đạt cân bằng hấp phụ của lá chè, lá mía là 30 phút, lá ngô là 40 phút; pH tối ưu cho quá trình hấp phụ ion Cu2+ của ba loại lá là 5; khi tăng khối lượng vật liệu hấp phụ (VLHP), tăng nồng độ ban đầu của ion Cu2+ thì dung lượng hấp phụ tăng; khi tăng kích thước VLHP thì dung lượng hấp phụ giảm. Mục đích của nghiên cứu này là tìm và sử dụng một số loại lá cây được trồng phổ biến ở Việt Nam để loại bỏ các kim loại nặng trong dung dịch nước. Từ khóa: Hấp phụ, lá chè, lá mía, lá ngô, kim loại nặng, đồng MỞ ĐẦU Sự phát triển của các ngành công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, hóa dầu, mạ điện, pin, nguyên tử trong những năm gần đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm gia tăng hàm lượng các kim loại nặng trong môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ô nhiễm nguồn nước bởi kim loại nặng đang là vấn đề môi trường cấp bách rất được quan tâm hiện nay. Hàm lượng các kim loại nặng như: asen, chì, coban, niken, đồng được phát hiện trong nước thải công nghiệp, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt của các khu dân cư gần nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc
đang nạp các trang xem trước