TAILIEUCHUNG - Phật tính trong văn hóa ngoại giao Việt Nam

Nội dung bài viết chủ yếu phân tích sự dung hòa văn hóa Phật giáo vào văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn xem chi tiết nội dung tài liệu. | An sinh x· héi ®èi víi ng-êi lao ®éng di c- tõ n«ng th«n ra ®« thÞ . PHẬT TÍNH TRONG VĂN HÓA NGOẠI GIAO VIỆT NAM NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH* 1. Sự dung hòa văn hóa Phật giáo vào văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam Vẫn biết rằng, trước khi có sự du nhập của Phật giáo, ở Việt Nam đã tồn tại phổ biến một số loại hình tín ngưỡng dân gian truyền thống như: thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, trên thực tế những tín ngưỡng ấy chỉ mới bước đầu đáp ứng nhu cầu tâm linh tình cảm của người dân Việt Nam, mà chưa giải đáp được những trăn trở mang tính triết lý nhân sinh đặt ra cho mỗi con người như: Nguồn gốc con người từ đâu? ý nghĩa thực sự của cuộc sống là gì hay những phúc họa trong cuộc đời mỗi người từ đâu đến và làm sao hóa giải những nỗi khổ đau của kiếp người?. Với những tư tưởng về “vô thường, vô ngã”, “từ, bi, hỷ, xả”, “nghiệp chướng”, “luân hồi”, “nhân quả”., Phật giáo đã thực sự phần nào giải đáp được những câu hỏi đặt ra nêu trên. Hơn thế, đối tượng giáo dục mà Phật giáo hướng tới trong lĩnh vực đạo đức xã hội chính là con người với tư cách là chủ thể và mục đích của Phật giáo cũng không gì khác chính là hướng dẫn, chỉ dạy cho con người con đường khai mở tâm thức, phát triển trí tuệ trực giác, hướng đến giác ngộ giải thoát. Đó là con đường chuyển hóa nội tâm theo luật nhân quả, hướng đến tính thiện vốn có trong mỗi người với lẽ công bằng, bác ái, từ, bi, hỷ, xả, không oán ghét, không thù hận. Rõ ràng, một khi đặt con người ở vị trí trung tâm như vậy thì lẽ tất yếu Phật giáo cũng đồng thời khẳng định những giá trị mang tính nhân văn chứa đựng trong giáo lý của mình mà mỗi chúng ta đều có thể tự soi chiếu vào đó để nhận thức chính bản thân và thế giới xung quanh. Do vậy, quả thật không sai khi nói rằng: Trên thực tế, người dân Việt Nam tiếp nhận đạo Phật không phải chỉ ở nội dung triết lý ẩn tàng trong nó, mà quan trọng hơn cả và cao hơn hết thảy là những hành vi đạo đức mang tính thiện thuần nhiên vốn có trong mỗi con người. Điều này .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.