TAILIEUCHUNG - Tự do giữa kiếp lưu đày và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Nội dung chính của bài viết là sử dụng và mở rộng quan niệm về lưu đày của Edward Said, bài viết khảo sát hệ thống hình tượng trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh như biểu tượng của mối quan hệ giữa sự lưu đày và ý thức tự do. Mối quan hệ này biểu hiện trong tác phẩm trên hai phương diện: sống giữa lưu đày như một lựa chọn tự do, và viết giữa lưu đày như một con đường kiếm tìm tự do. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 2 (2017): 63-77 Vol. 14, No. 2 (2017): 63-77 Email: tapchikhoahoc@; Website: TỰ DO GIỮA KIẾP LƯU ĐÀY: VỀ TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH Phạm Ngọc Lan* Ngày Tòa soạn nhận được bài: 06-10-2016; ngày phản biện đánh giá: 15-11-2016; ngày chấp nhận đăng: 21-02-2017 TÓM TẮT Sử dụng và mở rộng quan niệm về lưu đày của Edward Said, bài viết khảo sát hệ thống hình tượng trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh như biểu tượng của mối quan hệ giữa sự lưu đày và ý thức tự do. Mối quan hệ này biểu hiện trong tác phẩm trên hai phương diện: sống giữa lưu đày như một lựa chọn tự do, và viết giữa lưu đày như một con đường kiếm tìm tự do. Từ khóa: lưu đày, tự do, tiểu thuyết, chiến tranh. ABSTRACT Freedom in exile: On Bao Ninh's novel The sorrow of war Employing and adapting the concept of exile introduced into literary criticism by Edward Said, the paper explores the figurative system in Bao Ninh's novel The Sorrow of War as symbols of the relation between exile conditions and consciousness of freedom. This relation is represented in the novel on two aspects: living in exile as a choice of freedom, and writing in exile as a search for freedom. Keywords: exile, freedom, novel, war. “Kẻ lưu đày biết rõ rằng trong một thế giới thế tục và bất trắc, thì chốn dung thân bao giờ cũng tạm bợ. Những biên giới và rào cản, dẫu có ràng giữ chúng ta trong vòng an toàn của những địa vực thân quen, vẫn có thể trở thành những nhà tù, và thường được bảo vệ một cách phi lí trí hay không cần thiết. Kẻ lưu đày sẽ vượt qua những ranh giới, sẽ phá vỡ những rào cản của tư duy và kinh nghiệm.” (tr. 185) — Edward W. Said. “Những suy ngẫm về lưu đày”, trích tập tiểu luận Những suy ngẫm về lưu đày và các tiểu luận khác, Nxb Đại học Harvard, .
đang nạp các trang xem trước