TAILIEUCHUNG - Ebook Mẹ không thể ép con nhưng thuyết phục thì được - NXB Lao động xã hội
Cuốn sách sẽ cung cấp những hy vọng mới, đặt ra các mục tiêu trong tầm tay, và mang lại một luồng sinh khí mới cho các gia đình và cả giáo viên nữa. Tác giả Cynthia Tobias giải thích rõ trong cuốn sách “Mẹ không thể ép con nhưng thuyết phục thì được” cách suy nghĩ của một đứa trẻ cứng đầu và bằng cách nào cha mẹ, thầy cô có thể khai thác tối đa những kiến thức được cung cấp để hỗ trợ và hướng con mình tới sự phát triển toàn diện. chi tiết nội dung ebook. | Cynthia ulrich tobias “MẸ KHÔNG THỂ ÉP CON” NHƯNG THUYẾT PHỤC THÌ ĐƯỢC Bản quyền tiếng Việt © 2011 Công ty Sách Alpha Đặng Mai Chi, Thanh Vân dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Ebook miễn phí tại : CHƯƠNG I . ĐÂU LÀ CHÂN DUNG MỘT ĐỨA TRẺ CỨNG ĐẦU? Richard ăn bóng đá, ngủ bóng đá, nhưng học thì chẳng mảy may để tâm. Điểm số ở trường trung học của cậu thấp đến nỗi cậu luôn sống chung với nguy cơ đúp. Có vẻ như cha mẹ cậu đã thử mọi cách – từ đe nẹt, dỗ dành, cho tới hứa hẹn – nhưng tất cả đều vô hiệu. Đến đường cùng, bố của Richard ra tối hậu thư: “Richard, không lập tức cải thiện điểm số, con đừng mong chơi bóng.” Và cậu bé vốn yêu bóng bầu dục như mạng sống đã ưỡn vai, mặt đối mặt với bố mình và thản nhiên đáp: “Vậy quên bóng bầu dục đi.” Rốt cuộc, chẳng ai được lợi lộc gì. Richard mất thứ cậu quan tâm nhất, và bố mẹ cậu mất lá bài cuối cùng của mình. *** “Angela!” Người mẹ cáu kỉnh quát lên. “Angela, mẹ bảo ra đây ngay lập tức!” Đứng giữa lối đi của cửa hàng tạp hóa, tôi có dịp ngắm khuôn mặt xinh xắn của cô bé năm tuổi tối sầm và cau có lại. “Không!” Nó bướng bỉnh hét lên. “Con muốn đi xem đồ chơi bây giờ!” Bà mẹ bất lực nắm lấy tay Angela và ra sức kéo đứa con gái vẫn đang la hét om sòm đi ra cửa. Khi họ đi ngang qua, tôi thấy người mẹ lẩm bẩm ngao ngán: “Lại một ngày như bao ngày khác.” *** Nếu là phụ huynh của một đứa trẻ cứng đầu (TCĐ), bạn sẽ đồng cảm sâu sắc với tình cảnh bố của Richard hay mẹ của Angela. Chính bạn cũng đã phải chinh chiến cả trăm trận như thế với con mình rồi – có khi từ lúc thằng bé hoặc con bé còn chưa đầy hai tuổi. Bạn đủ biết căng thẳng đến mức nào khi phải chứng kiến đứa con rạng rỡ, đáng yêu, sáng tạo của mình thoắt cái biến thành một địch thủ ngang cơ ương bướng không thể lay chuyển. Bạn đã làm gì để phải chuốc lấy thách thức này? Làm sao đứa trẻ tuyệt vời của bạn lại biến thành một con quái vật nhỏ như vậy? Mặc dù có hằng hà sa số bài viết về loại “trẻ khó bảo” này, nhưng Tiến sĩ James Dobson, người đầu .
đang nạp các trang xem trước