TAILIEUCHUNG - Về sự phê phán chủ nghĩa kỳ thị dân tộc trong Bắc hành tạp lục của đại thi hào Nguyễn Du

Bài viết phân tích một số bài thơ tiêu biểu mang tinh thần phê phán tư tưởng kỳ thị dân tộc của các tập đoàn phong kiến Trung Hoa trong tập thơ Bắc hành tạp lục của đại thi hào Nguyễn Du. Theo tác giả, trong tập thơ sứ trình này, trực tiếp hoặc gián tiếp, số bài thơ thể hiện cảm thức cảnh giác với Trung Hoa, mang hơi hướng phê phán, mỉa mai tư tưởng kỳ thị dân tộc ở các mức độ khác nhau, chiếm một tỷ lệ lớn, khoảng 80%. Vì vậy, có thể nói, đây là một tập nhật ký - thơ có giá trị như một tập “bị vong lục”, một cuốn “sách trắng” bằng thơ về đất nước và con người Trung Hoa. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 95 VỀ SỰ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA KỲ THỊ DÂN TỘC TRONG BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU Phạm Quang Ái* Sau sự kiện chiến tranh biên giới Trung-Việt (17/02/1979), Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã xuất bản không ít tài liệu phê phán tư tưởng bành trướng bá quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc qua các thời kỳ. Về nghiên cứu văn học, năm 1981, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã xuất bản một công trình bề thế có nhan đề là Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược do Viện Văn học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì biên soạn. Tập sách này đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về tinh thần chống phong kiến Trung Hoa xâm lược của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Và cũng trong công trình này, PGS Trương Chính, một trong những chuyên gia hàng đầu về văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam trung cận đại, đã có bài viết công phu Nguyễn Du và chuyện Trung Quốc, khám phá nhiều khía cạnh quan trọng về tinh thần dân tộc và nhận thức của Nguyễn Du về đất nước và con người Trung Hoa trong Bắc hành tạp lục. Ở phần kết luận, học giả Trương Chính viết: “Nhà thơ không triền miên ngây ngất trước những danh lam thắng cảnh. Ông chú ý nhiều nhất đến con người và cuộc đời trên đất nước Trung Hoa. Và lúc nào cũng xuất phát từ lập trường dân tộc đúng đắn và chủ nghĩa nhân đạo chân thành. Chính vì vậy, mà trong tình hình ngày nay, đọc lại Bắc hành tạp lục chúng ta tìm ra được những điều đáng nói.” (1) Tuy nhiên, trong “những điều đáng nói” về tập thơ, có một “điều” mà vị học giả đáng kính chưa chỉ ra (hoặc chưa tiện chỉ ra) là chủ nghĩa phân biệt, kỳ thị dân tộc của các tập đoàn phong kiến Trung Hoa mà Nguyễn Du

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.