TAILIEUCHUNG - Phát triển kỹ năng phần mềm cho Sinh viên các trường Cao đẳng chuyên nghiệp
Kỹ năng mềm (KNM) là những kỹ năng bổ trợ cho hoạt động của cá nhân giúp cho cá nhân biến nhận thức thành hành động và phát triển năng lực cá nhân, đóng góp vào sự thành công của một tổ chức. Vì vậy, bên cạnh trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, KNM là một trong các yếu tố mà nhà tuyển dụng lao động quan tâm để tuyển chọn các ứng viên. | Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHIỆP Tạ Quang Thảo* Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc TÓM TẮT Kỹ năng mềm (KNM) là những kỹ năng bổ trợ cho hoạt động của cá nhân giúp cho cá nhân biến nhận thức thành hành động và phát triển năng lực cá nhân, đóng góp vào sự thành công của một tổ chức. Vì vậy, bên cạnh trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, KNM là một trong các yếu tố mà nhà tuyển dụng lao động quan tâm để tuyển chọn các ứng viên. Thực tế, các nhà tuyển dụng nhận định KNM của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường tỷ lệ mức độ yếu là 38%, mức độ trung bình là 53%, mức độ khá là 9%2. Hiện nay hầu hết các nhà trường quan tâm nhiều đến việc trang bị kiến thức (kỹ năng cứng) mà ít quan tâm đến trang bị KNM cho sinh viên, đó là một tồn tại trong đào tạo. Vì vậy, cần phải có giải pháp phát triển một số KNM cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học là điều cần thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Từ khoá: Kỹ năng, kỹ năng mềm, sinh viên, đào tạo, trang bị, phát triển ĐẶT VẤN ĐỀ* Sinh viên Việt Nam vốn có truyền thống thông minh, cần cù và tinh thần tự chủ trong học tập, là đội ngũ lao động có tri thức tương lai của đất nước. Hàng năm, sinh viên Việt Nam luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, Robocon ). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng. Như vậy, ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị các kỹ năng mềm để đảm bảo có việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng của cá nhân. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (http:// www. librarything. com/work/5395375). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng để thành .
đang nạp các trang xem trước