TAILIEUCHUNG - Giọng điệu trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn (1986-2010)
Bài viết tập trung làm rõ một số giọng điệu chính yếu trong các tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn (giai đoạn 1986-2010) được độc giả quan tâm. Cụ thể là các giọng điệu: trầm tĩnh; xót xa, thương cảm; triết lí và châm biếm, hài hước. | Số 2(80) năm 2016 Tư liệu tham khảo _ GIỌNG ĐIỆU TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ NÔNG THÔN (GIAI ĐOẠN 1986-2010) DƯƠNG MINH HIẾU* TÓM TẮT Có thể nói, giọng điệu đã góp phần quan trọng tạo nên giá trị của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ Đổi mới (1986) đến 2010. Ở đó, người đọc bắt gặp nhiều giọng điệu được sử dụng khá linh hoạt, nhuần nhuyễn và đôi khi giao thoa với nhau. Tựu chung, chúng ta thường thấy các giọng điệu chính: trầm tĩnh; xót xa - thương cảm; triết lí và châm biếm - hài hước. Giọng trầm tĩnh đem lại cảm giác đầm ấm, chân tình, khách quan; giọng xót xa, thương cảm đưa đến những chia sẻ, cảm thông và lòng nhân ái; giọng triết lí như muốn “đối thoại” chủ yếu về các vấn đề nhân sinh quan; giọng châm biếm, hài hước thể hiện tiếng cười tích cực trước những cái xấu, cái tiêu cực. Từ khóa: giọng điệu, trầm tĩnh, xót xa-thương cảm, triết lí, châm biếm-hài hước. ABSTRACT The tone in some Vietnamese novels on life in rural Vietnam (period from 1986 to 2010) It can be said that the tone has contributed to significance creating value for novels about life in rural Vietnam from the Reform (1986) to 2010. In which the readers encounter many tones used quite flexibly, cleverly and sometimes interferingly with each other. In general, the tone is mainly including: calm; pity - pity; philosophy and satire humor. Calmness feels warm, sincere and objective; tone of pity-pity leads to sharing, empathy and compassion; philosophical tone as wanted "dialogue" primarily on the outlook on life issues; satirical and humorous tone express positive laugh for the bad things as well as the negative ones. Keywords: tone, calm, pity-pity, philosophy, satire-humor. 1. Đặt vấn đề Giọng điệu (tone) trong tác phẩm văn học là “lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay
đang nạp các trang xem trước