TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sự đa hình của gen Cytochrome b của gà Hồ và gà Mía phục vụ cho công tác bảo tồn giống
Đề tài tiến hành khảo sát khả năng sinh trưởng ở gà Hồ (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) và gà Mía (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), kết quả cho thấy: Khối lượng gà Hồ ở 20 tuần tuổi: con trống đạt 2123,68-2285,56 gam/con, con mái đạt 1713,33-1786,57 gam/con. Khối lượng gà Mía ở 20 tuần tuổi: con trống đạt 1916,26-2087,86 gam/con, con mái đạt 1704,26- 1808,67 gam/con. | Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỰ ĐA HÌNH CỦA GEN CYTOCHROME B CỦA GÀ HỒ VÀ GÀ MÍA PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN GIỐNG Nguyễn Mạnh Hà*, Vũ Thị Hương Giang Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đề tài tiến hành khảo sát khả năng sinh trưởng ở gà Hồ (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) và gà Mía (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), kết quả cho thấy: Khối lượng gà Hồ ở 20 tuần tuổi: con trống đạt 2123,68-2285,56 gam/con, con mái đạt 1713,33-1786,57 gam/con. Khối lượng gà Mía ở 20 tuần tuổi: con trống đạt 1916,26-2087,86 gam/con, con mái đạt 1704,261808,67 gam/con. Đề tài tiến hành phân tích sự đa hình của gen cytochrome b của gà Hồ và gà Mía bằng 4 enzyme giới hạn: HincII, HhaI, NcoI và SaII. Các enzyme giới hạn đều có chung một điểm cắt trên gen cytochrome b: điểm cắt của enzyme HincII tạo ra 2 băng có kích thước 520bp và 680 bp, điểm cắt của enzyme Hhal tạo ra 2 băng có kích thước 400bp và 800bp, điểm cắt của enzyme NcoI tạo ra 2 băng có kích thước 540bp và 660bp, điểm cắt của enzyme SaII tạo ra 2 băng có kích thước 530bp và 670bp. Từ khóa: Khả năng sinh trưởng của gà Hồ và gà Mía, sự đa hình của gen cytochrome b của gà Hồ và gà Mía. MỞ ĐẦU* Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống gà Hồ và gà Mía hiện đang được các nhà khoa học quan tâm. Đây là hai giống gà bản địa hướng thịt nổi tiếng ở nước ta, với tầm vóc tương đối to, thịt chắc và thơm ngon, từ lâu đã được người dân ưa chuộng. Mặc dù có nhiều ưu điểm, song hai giống gà này vẫn chưa được nhân rộng và phát triển như các giống gà khác. Để có cơ sở khuyến cáo phát triển chăn nuôi đồng thời tìm hiểu sự đa dạng di truyền của hai giống gà trên, đề tài tiến hành khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của gà Hồ và gà Mía đồng thời phân tích sự đa hình của gen cytochrome b nhằm đánh giá sự đa dạng di truyền của hai giống gà trên. Nếu có sự đa hình của gen cytochrome b sẽ có sự đa dạng về di truyền và ngược lại. ĐỐI .
đang nạp các trang xem trước