TAILIEUCHUNG - Sự đa dạng các loài rắn ở vùng An Giang và Đồng Tháp

Việc nghiên cứu thành phần loài rắn và hiện trạng sử dụng chúng là cần thiết để có những biện pháp hợp lý cho giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên này. Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI RẮN Ở VÙNG AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP NGÔ ĐẮC CHỨNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế HOÀNG THỊ NGHIỆP Trường Đại học Đồng Tháp An Giang và Đ ồng Tháp là hai t ỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam, có vị trí địa lý chạy dọc sông Tiền và sông Hậu, là hai con sông lớn của hệ thống sông Mê Kông đổ vào Việt Nam. Bên cạnh đó, An Giang còn là tỉnh có hệ thống đồi núi khá nhiều so với các tỉnh khác ở trong khu v ực. Ở đây, có núi Cấm cao khoảng 716 m là nơi cao nh ất của vùngđồng bằng sông Cửu Long. Đi ều kiện tự nhiên như vậy nên thành phần loài động vật và thực vật rất phong phú. Rắn là nhóm động vật được người dân địa phương ở đây sử dụng để làm thực phẩm hằng ngày, đặc biệt là các loài trong họ Rắn nước được bày bán công khai ở các chợ với số lượng rất lớn. Tuy nhiên, ngu ồn tài nguyên sinh vật không phải là vô tận, nếu khai thác không có quy hoạch thì nguồn tài nguyên đó s ẽ cạn dần. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài rắn và hiện trạng sử dụng chúng là cần thiết để có những biện pháp h ợp lý cho giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên này. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành thu mẫu và nghiên cứu ngoài thực địa từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 1 năm 2011, gồm các đợt thu mẫu tập trung theo các tháng vào các mùa khác nhau trong năm. Mẫu vật được thu bằng móc, thòng lọng và có một số loài được thu trực tiếp bằng tay. Mẫu vật sau khi thu được gây mê bằng ête và chụp hình khi chúng còn giữ màu sắc của con vật như khi đang sống. Tiếp theo, mẫu được cố định bằng Formol 4% trong 24 giờ, sau đó chuyển sang cồn 79° hoặc Formol 10% để bảo quản. Các mẫu sau khi xử lý, được phân tích hình thái và định tên loài dựa vào các tài liệu [1, 2, 8]. Để đánh giá tần số gặp của loài, chúng tôi căn cứ vào tần suất gặp cũng như số lượng cá thể của các loài thu đư ợcmẫu. Tần số gặp được chia ra ba mức: thường gặp (+++) khi có tần suất từ 51% - 100% tổng số điểm thu mẫu,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.