TAILIEUCHUNG - Đặc điểm dịch tể‐ lâm sàng ‐ cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tay chân miệng tại khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai 01/2012‐12/2013
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tay chân miệng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2011‐2013. bài viết. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ‐ LÂM SÀNG ‐ CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI 01/2012‐12/2013 Phạm Thị Thu Thủy*, Bùi Quốc Thắng** TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tay chân miệng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2011‐2013 Phương pháp: hồi cứu mô tả cắt ngang và phân tích dựa trên tham khảo bệnh án. Phân độ chẩn đoán dựa trên “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng của Bộ Y tế 2012”. Kết quả: từ tháng 1‐2011 đến 31‐12‐2012 có tất cả 508 bệnh án được đưa vào nghiên cứu. Trong đó có 135 ca độ 2b1, 88 ca độ 2b2, 256 ca độ 3, 29 ca độ 4. Có 22 ca tử vong (4,3%); 9 di chứng (1,8%), 9 chuyển viện (1,8%). Tỷ lệ nam/nữ là 1,6/1, tỷ lệ nam/ nữ ở bệnh nhân tử vong là 3,4/1. Tuổi mắc bệnh là từ 3‐69 tháng, trung bình 20,5±0,4 tháng, 91,5% trẻ dưới 3 tuổi. Có 224/269 ca được xét nghiệm PCR có EV71 (+). Phân tích đơn biến, các yếu tố liên quan với tử vong là: ói, tiêu chảy, rối loạn tri giác, co giật, không sẩn da/bóng nước, nhiệt >390C, mạch >200 lần/phút, sốc, phù phổi, tiểu cầu >350 000/mm3, bạch cầu >20 000/mm3, tăng đường huyết. Sau khi phân tích đa biến, các yếu tố thật sự liên quan tử vong là: mạch >200 lần/phút, bạch cầu>20 000/mm3, đường huyết >240mg%, sốc và phù phổi. Kết luận: tránh bỏ sót bệnh tay chân miệng ở trẻ 390C), no * Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai ** Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BSCK1. Phạm Thị Thu Thủy ĐT: 0919241500 346 Email: .
đang nạp các trang xem trước