TAILIEUCHUNG - Cải tiến giống lúa chống chịu thiếu lân thông qua phương pháp chọn giống truyền thống và chỉ thị phân tử
Mục tiêu bài viết trình bày việc chọn tạo giống lúa cao sản có khả năng chống chịu thiếu lân (P) là yêu cầu cấp thiết ở vùng canh tác lúa trên đất phèn. Giống AS996 là nguồn cho gen chống chịu thiếu P được ghi nhận. Quần thể F2 và RIL7 của cặp lai OM2395/ AS996, OM2717/AS996 được phân tích QTL với 126 chỉ thị SSR đa hình. | Khoa học Nông nghiệp Cải tiến giống lúa chống chịu thiếu lân thông qua phương pháp chọn giống truyền thống và chỉ thị phân tử Bùi Chí Bửu1*, Nguyễn Lương Minh1, Phạm Thị Bé Tư2, Nguyễn Trọng Phước2, Nguyễn Bảo Toàn2, Nguyễn Thị Lang2 Viện Khoa kọc kỹ thuật nông nghiệp miền Nam 2 Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long 1 Ngày nhận bài 6/3/2017; ngày chuyển phản biện 8/3/2017; ngày nhận phản biện 28/3/2017; ngày chấp nhận đăng 31/3/2017 Tóm tắt: Chọn tạo giống lúa cao sản có khả năng chống chịu thiếu lân (P) là yêu cầu cấp thiết ở vùng canh tác lúa trên đất phèn. Giống AS996 là nguồn cho gen chống chịu thiếu P được ghi nhận. Quần thể F2 và RIL7 của cặp lai OM2395/ AS996, OM2717/AS996 được phân tích QTL với 126 chỉ thị SSR đa hình. Tính trạng có liên quan đến hiện tượng chống chịu thiếu P là khả năng đẻ nhánh tương đối (RTA), khối lượng khô tương đối của thân (RSDW), khối lượng khô tương đối của rễ (RRDW), chiều dài tương đối của thân (RSL), chiều dài tương đối của rễ (RRL). Có 5 nhiễm sắc thể (NST) cần được ghi nhận có sự hiện diện của những QTL giả định, đó là NST số 1, 2, 5, 9 và 12, trong đó NST 12 quan trọng nhất với loci mục tiêu có gen Pup-1 (P-uptake số 1) hoặc PSTol. Từ khóa: Chọn giống nhờ chỉ thị phân tử, gen PSTol, gen Pup-1, khả năng đẻ nhánh tương đối, lúa chống chịu thiếu P, QTL. Chỉ số phân loại: Mở đầu Tổng quan nghiên cứu Hiện tượng thiếu lân (P) do khả năng cố định P của đất, bởi sắt, nhôm trong đất phèn, đất acid với biểu hiện chung là hàm lượng P dễ tiêu và P tổng số quá thấp trong đất. Từ năm 2010 đến nay, Viện Lúa quốc tế (IRRI) đã và đang triển khai chương trình hợp tác với quy mô rộng để khai thác thành công gen PSTol-1 (chống chịu sự đói P của cây lúa). Thiếu P trong đất canh tác là vấn đề có tính chất toàn cầu, ảnh hưởng đến 50% diện tích đất canh tác lúa [1]. Hàm lượng P trong đất thấp có thể do nguồn P trong vật chất cấu tạo đất thấp, hoặc pH thấp, đất chua; hoặc có hoạt động cố định P trong đất xảy ra mạnh mẽ do tương tác với nhiều .
đang nạp các trang xem trước