TAILIEUCHUNG - Năng lực kinh doanh của doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập
Trong bài báo này, các tác giả đã khảo sát 300 doanh nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để tìm hiểu năng lực kinh doanh của họ. Kết quả cho thấy trong số 10 năng lực được khảo sát thì đội ngũ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu đã đáp ứng tốt một số nhóm năng lực kinh doanh thành phần như: năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực cam kết, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực cá nhân với điểm trung bình đánh giá từ 4,01 trở lên của thang đo Likert. | Tạp chíKhoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5C, 2017, Tr. 61–74; DOI: NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP Hoàng La Phương Hiền*, Trương Tấn Quân Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Trong bài báo này, các tác giả đã khảo sát 300 doanh nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để tìm hiểu năng lực kinh doanh của họ. Kết quả cho thấy trong số 10 năng lực được khảo sát thì đội ngũ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu đã đáp ứng tốt một số nhóm năng lực kinh doanh thành phần như: năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực cam kết, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực cá nhân với điểm trung bình đánh giá từ 4,01 trở lên của thang đo Likert. Trong khi đó, các nhóm năng lực còn lại như là năng lực học tập, năng lực phân tích – sáng tạo, năng lực định hướng chiến lược, năng lực tổ chức – lãnh đạo có mức độ đáp ứng thấp hơn với điểm trung bình từ 3,47 đến 3,82. Kết quả nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi mở các định hướng chính sách và giải pháp giúp hoàn thiện hơn năng lực kinh doanh của lực lượng doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Từ khóa: năng lực kinh doanh, doanh nhân, Thừa Thiên Huế, EFA, CFA 1 Đặt vấn đề Yago và cộng sự (2007) cho rằng việc khởi tạo doanh nghiệp là động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo ra vô vàn cơ hội việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và đất nước, đẩy mạnh xuất khẩu và tạo ra sự bùng nổ năng suất quốc gia. Theo báo cáo số 62– BC/TU của Thành ủy Huế, hiện nay, toàn thành phố Huế có doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định; 56,6 % doanh nghiệp có lãi; 20,3 % doanh nghiệp hòa vốn, 23,1 % doanh nghiệp lỗ; giải quyết việc làm cho lao động. Hộ kinh doanh cá thể có .
đang nạp các trang xem trước