TAILIEUCHUNG - Phân loại chi câu đằng (uncaria schreb.) thuộc họ cà phê (rubiaceae juss.) ở Việt Nam
Trên thế giới chi Câu đằng (Uncaria Schreb.) có khoảng 34 loài, trong đó 2 loài phân bố ở khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, 3 loài phân bố ở châu Phi và quần đảo Madagascar, 29 loài phân bố ở khu vực nhiệt đới Châu Á đến Châu Đại Dương. Ở Việt Nam, số loài của chi này được một số tác giả công bố là không giống nhau. Pitard (1922) đã công bố 7 loài, Phạm Hoàng Hộ (2000) đã ghi nhận 10 loài và một dạng, Trần Ngọc Ninh (2005) đã xác nhận có 12 loài và một dạng. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra các thông tin mới nhất về phân loại chi này ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 PHÂN LOẠI CHI CÂU ĐẰNG (UNCARIA Schreb.) THUỘC HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE Juss.) Ở VIỆT NAM ĐỖ VĂN TRƯỜNG Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Trên thế giới chi Câu đằng (Uncaria Schreb.) có khoảng 34 loài, trong đó 2 loài phân bố ở khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, 3 loài phân bố ở châu Phi và quần đảo Madagascar, 29 loài phân bố ở khu vực nhiệt đới Châu Á đến Châu Đại Dương. Ở Việt Nam, số loài của chi này được một số tác giả công bố là không giống nhau. Pitard (1922) đã công bố 7 loài, Phạm Hoàng Hộ (2000) đã ghi nhận 10 loài và một dạng, Trần Ngọc Ninh (2005) đã xác nhận có 12 loài và một dạng. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra các thông tin mới nhất về phân loại chi này ở Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Mẫu vật nghiên cứu là các đại diện của chi Câu đằng ở Việt Nam bao gồm các mẫu tiêu bản thực vật đang lưu giữ tại các Phòng Tiêu bản thực vật của Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh v ật (HN), Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (HNU), Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN), Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI). Ngoài ra là các đại diện của chi Uncaria Schreb. Ở các nước lân cận trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á (Indonexia, Malaysia, Singapore) hi ện đang lưu trữ tại Phòng tiêu bản của Vườn Thực vật Singapore (SING). 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh hình thái để nghiên cứu phân loại chi Câu đằng . Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu phân loại thực vật và có độ tin cậy cao. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU UNCARIA Schreb. - CÂU ĐẰNG Schreb. 1789. Gen. Pl. I:125; Roxb. 1824. Fl. Ind. ed. I:124; G. Don. 1834. Gen. Hist. 3:469; Benth. & Hook. f. 1873. Gen. Pl. 2: 31; Havil. 1897. J. Linn. Soc. Bot. 33: 73; Pitard, 1922. Fl. Gen. Indoch. 3: 44; Ridsd. 1978. Blumea. 24: 68; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 3:132; Fl. Chin. Edit. Commit. 2011. Fl. Chin. 19: 348. Bụi trườn hoặc leo thân gỗ, cành non vuông, nhẵn
đang nạp các trang xem trước