TAILIEUCHUNG - Giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim: Phần 2
Trong giáo trình chăn nuôi gia cầm, chúng tôi đã đề cập đến chăn nuôi gà - một loài chim bay và thủy cầm - một số loài chim bơi. Trong giáo trình này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến một loài chim chạy là đà điểu và hai loài chim bay nữa: bồ câu, chim cút, đó là một nhóm động vật thuộc lớp chim, đã được con người thuần hoá từ tổ tiên hoang dại thông qua quá trình thích nghi lâu dài. Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn sách trình bày kỹ thuật ấp trứng và nuôi chim. Nội dung gồm 4 chương: Thiết bị chuồng trại, Chăn nuôi đà điểu; Chăn nuôi bồ câu; Chăn nuôi chim cút). | Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam PHẦN THỨ HAI KỸ THUẬT ẤP TRỨNG VÀ NUÔI CHIM Chương IV ẤP TRỨNG NHÂN TẠO . KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ẤP TRỨNG NHÂN TẠO . Lịch sử phát triển của ấp nhân tạo Chăn nuôi gia cầm và chim thời hiện đại nếu như chỉ dựa vào ấp tự nhiên thì không thể đáp ứng được số lượng con giống cần thiết. Vì vậy con người đã nghiên cứu, thử nghiệm tạo ra môi trường tương tự như của chim khi ấp để thay thế chúng, làm nở ra từ trứng những cá thể mới mà không cần sự tham gia của chim bố mẹ. Từ trước Công nguyên, cách đây trên 2400 năm ở Ai Cập đã xuất hiện những trạm ấp đầu tiên, có thể ấp mỗi lần tới hàng chục nghìn trứng. Ở châu Á, ấp trứng nhân tạo cũng đã xuất hiện từ rất sớm; ở Trung Quốc từ 250 năm trước Công nguyên. Trứng được cho vào các túi nhỏ và bỏ vào lò. Để cấp nhiệt, người ta đốt than củi hoặc ủ đống phân lớn. Sự ra đời của máy ấp công nghiệp cùng với các tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã lần lượt giải quyết các nhược điểm của ấp thủ công, làm cho ấp nhân tạo ngày càng hoàn chỉnh, công suất tới hàng chục nghìn trứng, đảm bảo việc cung cấp con giống với số lượng lớn và chất lượng tốt. . Định nghĩa về ấp nhân tạo Ấp nhân tạo là phương pháp mà con người tạo ra môi trường tương tự như của gia cầm khi ấp, tác động lên trứng đã thụ tinh, làm nở ra các gia cầm con mà không cần đến sự tham gia của gia cầm bố mẹ. . Mục đích của ấp nhân tạo 1- Thay thế chim ấp nhằm tăng khả năng sản xuất của chim mái. 2- Tạo ra một số lượng lớn con giống trong một thời gian tương đối ngắn. 3- Làm tăng tỷ lệ ấp nở 4- Nâng cao chất lượng con giống nở ra 5- Đảm bảo vệ sinh cho đàn gia cầm mới nở. Ngày nay, người ta đã ấp trứng nhân tạo hầu hết các loại trứng gia cầm và chim nuôi khác như đà điểu, chim cút Riêng chim bồ câu, do đặc điểm của loài: quá trình đẻ trứng, ấp và nuôi con rất đặc biệt, gắn liền với sự phát triển và hoạt động của tuyến diều của chim bố mẹ, mớm “sữa” cho con sau khi nở nên bắt buộc
đang nạp các trang xem trước