TAILIEUCHUNG - Con vật trong truyện kể dân gian và tín ngưỡng thờ con vật của một số dân tộc thiểu số miền núi phía bắc

Bài báo nghiên cứu về hai hình tượng con vật trung tâm trong truyện kể dân gian một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam là con Hổ và con Rắn và tín ngưỡng thờ con vật của các dân tộc. Theo kết quả khảo sát, con hổ xuất hiện phổ biến và là nhân vật chính trong tiểu loại truyện cổ tích loài vật. | Nguyễn Thị Minh Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 121 - 125 CON VẬT TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CON VẬT CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Nguyễn Thị Minh Thu* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo nghiên cứu về hai hình tượng con vật trung tâm trong truyện kể dân gian một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam là con Hổ và con Rắn và tín ngưỡng thờ con vật của các dân tộc. Theo kết quả khảo sát, con hổ xuất hiện phổ biến và là nhân vật chính trong tiểu loại truyện cổ tích loài vật. Ngoài ra, hổ còn xuất hiện với vai trò là nhân vật trợ giúp thần kỳ trong một số mô típ truyện cổ tích như mô típ truyện về người mồ côi, người con riêng. Hình ảnh con rắn xuất hiện phổ biến trong thể loại truyền thuyết và một số mô típ truyện cổ tích như truyện về người mồ côi, truyện về người em gái út. Với tần số xuất hiện phổ biến trong nhiều thể loại, tiểu loại và mô típ truyện kể dân gian, hình ảnh con hổ và con rắn đã tạo ra những dấu ấn riêng có trong truyện kể các dân tộc. Điều này phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa các con vật với đời sống thực tế, đồng thời cũng góp phần minh chứng cho tín ngưỡng coi trọng và thờ cúng các con vật ở một số dân tộc. Các dân tộc tiêu biểu như dân tộc Thái, Tày, Mường từ lâu vẫn duy trì một số tục thờ các con vật trong đó có hai loài hổ và rắn với một niềm tin thiêng liêng về sự phù trợ tốt lành cho đời sống con người. Từ khóa: Con vật, con Hổ, con Rắn, truyện kể dân gian, dân tộc thiểu số, miền núi phía Bắc Miền núi phía Bắc là nơi trú cư lâu đời của rất nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường, Hmông, Dao, Giáy,*Cao Lan, Sán Dìu, Hà Nhì, Lô Lô, Khơ Mú, Xinh Mun, Pu Péo thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau như: Việt- Mường, Tày- Thái, Hmông- Dao, Tạng- Miến, Môn- Khơme. Trong quá trình cộng cư lâu dài, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc tạo ra một nền văn hóa, văn học và truyện kể mang nhiều đặc điểm chung do có sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng lẫn nhau nhưng đồng .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.