TAILIEUCHUNG - Vai trò của doanh nghiệp trong tổ chức lại sản xuất ngành chè tỉnh Thái Nguyên, tầm nhìn 2020
Nội dung bài viết chủ yếu phân tích vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp trong hình thành và tạo động lực cho tổ chức lại sản xuất ngành chè tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu quy hoạch sản xuất, thúc đẩy phát triển, tạo dòng sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị gia tăng cho các tác nhân ngành chè. | Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59 VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT NGÀNH CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN, TẦM NHÌN 2020 Nguyễn Thị Lan Anh*, Đỗ Thùy Ninh Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè lớn thứ hai của Việt Nam (sau tỉnh Lâm Đồng) [1]. Cây Chè Thái Nguyên có nhiều ưu thế do được thiên nhiên, thổ nhưỡng ưu đãi, người dân địa phương có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc hay sơ chế chè; đã có một số thương hiệu chè đặc sản Tân Cương, La Bằng, Trại Cài Tuy nhiên, ngành chè của tỉnh Thái Nguyên qua nhiều phân tích (2008-2013) được đánh giá chưa phát huy được tiềm năng lợi thế sẵn có. Tập trung một số nguyên nhân:(i) Chưa có vùng nguyên liệu đủ lớn để đáp ứng cho các nhà máy chế biến công suất lớn hình thành;(ii) Kỹ thuật canh tác/ thu hái/ sơ chế chè phụ thuộc thói quen tập quán;(iii) Mức độ ứng dụng tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật chưa cao. Thông qua bài viết này, nhóm tác giả muốn phân tích vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp trong hình thành và tạo động lực cho tổ chức lại sản xuất ngành chè tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu quy hoạch sản xuất, thúc đẩy phát triển, tạo dòng sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị gia tăng cho các tác nhân ngành chè. Từ khóa: Doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành chè, tỉnh Thái Nguyên, liên kết “bốn nhà”, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng ĐẶT VẤN ĐỀ* Chè Thái Nguyên đang bộc lộ nhiều bất cập ở ba công đoạn trồng, chế biến và tiêu thụ. Diện tích dành cho khai thác chè chủ yếu do tư nhân sở hữu nhỏ, manh mún (chiếm 70% tổng diện tích trồng chè của cả tỉnh), khó triển khai áp dụng tiến bộ kỹ thuật và không kiểm soát được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất sạch/ an toàn thực phẩmVietGAP, UTZ,. dẫn đến chất lượng không đồng đều. Doanh nghiệp sẽ là tác nhân quan trọng nhất trong chuỗi ngành chè có thể đảm nhận được yêu cầu này. Doanh nghiệp đầu tư công nghệ, giống, tập huấn kỹ thuật cho nhóm tác .
đang nạp các trang xem trước