TAILIEUCHUNG - Xây dựng bản đồ và xác định diện tích ao nuôi tôm sú bỏ hoang của các tỉnh ven biển bằng tư liệu viễn thám
Mục đích đầu tiên khi đắp ao, đầm của các tỉnh ven biển là nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú. Tuy nhiên, sau một số vụ nuôi sản lượng giảm dần do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Các ao, đầm này đã chuyển đổi đối tượng nuôi sang nuôi cá, cua nhưng hiệu quả vẫn thấp hoặc bỏ hoang hóa (chi phí đầu tư rất thấp hoặc bỏ hoang toàn bộ). | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 3. Tr 34 - 45 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ VÀ XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH AO NUÔI TÔM SÚ BỎ HOANG CỦA CÁC TỈNH VEN BIỂN BẰNG TƯ LIỆU VIỄN THÁM NGUYỄN VĂN THẢO, NGUYỄN ĐỨC CỰ, NGUYỄN XUÂN THÀNH Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Tóm tắt: Mục đích đầu tiên khi đắp ao, đầm của các tỉnh ven biển là nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú. Tuy nhiên, sau một số vụ nuôi sản lượng giảm dần do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Các ao, đầm này đã chuyển đổi đối tượng nuôi sang nuôi cá, cua nhưng hiệu quả vẫn thấp hoặc bỏ hoang hóa (chi phí đầu tư rất thấp hoặc bỏ hoang toàn bộ). Xác định và kiểm kê diện tích ao nuôi tôm sú bỏ hoang của các tỉnh ven biển nước ta có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các nhà quản lý có những chính sách để hạn chế bớt thiệt hại cho nghề nuôi tôm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năm 2008, diện tích nuôi tôm sú bỏ hoang của các tỉnh ven biển Bắc bộ và Bắc Trung bộ là ha, Trung bộ là ha và Nam bộ là ha. Tính cho toàn dải ven biển nước ta lên đến ha. Báo cáo kiểm kê diện tích ao nuôi tôm sú bỏ hoang của các tỉnh năm 2008 là khoảng ha, sai lệch so với kết quả nghiên cứu khoảng ha, chiếm 40% so với báo cáo. I. MỞ ĐẦU Tình trạng các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang hoặc năng suất, sản lượng nuôi giảm dần sau những vụ nuôi là hiện trạng khá phổ biến không những tại Việt Nam mà còn phổ biến tại tất cả các nước phát triển nghề nuôi tôm biển trên thế giới. Các ao nuôi tôm vốn sẵn là các khu vực đất ngập nước triều là hệ sinh thái có năng suất và đa dạng sinh học cao trong tự nhiên. Khi đắp thành các ao nuôi tôm, không những không nuôi được sản lượng cao lại còn làm hoang hoá các vùng đất ngập nước triều, gây lãng phí tài nguyên. Ô nhiễm môi trường và dịch bệnh các ao nuôi tôm vùng ven biển của nước ta ngày càng nghiêm trọng dẫn đến năng suất nuôi giảm dần qua thời gian nuôi, dịch bệnh ngày càng nhiều hơn, chi phí sản suất càng lớn và diện tích nuôi
đang nạp các trang xem trước