TAILIEUCHUNG - Ebook Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris: Phần 2 - NXB Công an nhân dân
Nối tiếp phần 1, phần 2 ebook "Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris" do NXB Công an nhân dân ấn hành gồm các nội dung: Thoả thuận tháng 10 và sự lật lọng của Nhà Trắng, thoả thuận và thương lượng lại, đổi chác và bế tắc, hiệp đấu cuối cùng và hiệp định Paris,. chi tiết nội dung tài liệu. | không quan trọng lắm cho Uỷ ban hoà giải dân tộc, hứa hẹn suông sau bầu cử Tổng thống sẽ bầu cử Quốc hội. Họ dùng cả thủ đoạn vặt như đưa ra ngừng bắn tại chỗ rồi lại rút lại thay đổi cách viết, hứa trả lời sau, để trống một vài chỗ, dùng những con bài phụ đánh lừa ta như Kissinger vào Hà Nội Hà Nội nhận định: “Cuộc gặp riêng vừa qua làm rõ thêm thủ đoạn của Mỹ từ cuộc gặp 19 tháng 7 năm 1972 đến nay là mỗi lần gặp Mỹ chỉ nhân nhượng từng tí một, đồng thời lại nêu lên những vấn đề mới đế kéo dài đàm phán. Rõ ràng ý đồ của Mỹ là chưa muốn ký kết Hiệp định để chấm dứt chiến tranh trước bầu cử ở Mỹ mà chỉ muốn dùng đàm phán, muốn ta thoả thuận cơ bản với Mỹ, cho Kissinger vào Hà Nội, để vượt qua tuyển cử”. Ngày 1 tháng 10, Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thông báo cho đoàn ta ở Paris: “Chiều 30 tháng 9 các anh ở nhà đã bắt đầu thảo luận về cuộc gặp riêng 26, 27 tháng 9 và chủ trương sắp tới: Càng thấy rõ Mỹ chưa muốn ký để chấm dứt chiến tranh trước ngày bầu cử. Nixon chỉ muốn nuôi dưỡng đàm phán nhằm mục đích phục vụ tuyển cử. Tuy về chiến lược Mỹ phải rút khỏi về quân sự nhưng Mỹ ngoan cố giữ Nguy quyền Sài Gòn.” Lúc này có ba khả năng đặt ra với Hà Nội: 1- Buộc Mỹ ký kết vào thời gian 15 tháng 10 như chủ trương cũ . 2- Thoả thuận cơ bản với Mỹ trước rồi sau bầu cử ở Mỹ sẽ ký kết toàn bộ. 3- Cắt đứt đàm phán. CHƯƠNG VIII - THOẢ THUẬN THÁNG 10 VÀ SỰ LẬT LỌNG CỦA NHÀ TRẮNG Dự thảo Hiệp định ngày 8 tháng 10 năm 1972, một sáng kiến quyết định. Ngày 30 tháng 9, báo cáo về Hà Nội, Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ cho rằng nên gạt bỏ khả năng cắt đứt đàm phán và đề nghị chủ trương là: “Để sau tuyển cử ta khó mà buộc Mỹ nhân nhượng hơn những điểm mà ta có thể đạt được trước ngày bầu cử và còn có khả năng Mỹ - Ngụy lật lọng những điều Mỹ thoả thuận với ta trước tuyển cử. Như Bộ Chính trị đã phân tích, căn cứ vào so sánh lực lượng ở miền Nam Việt Nam, một giải pháp chấm dứt hoàn toàn dính líu của Mỹ vào miền Nam, công nhận có hai Chính quyền, hai Quân đội, .
đang nạp các trang xem trước