TAILIEUCHUNG - Thực trạng tính cố kết trong nhóm chính thức của học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Sa Đéc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Bài viết khảo sát thực trạng tính cố kết trong nhóm chính thức của học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Sa Đéc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ năm học 2016-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cố kết nhóm trong nhóm chính thức của học sinh này ở mức độ tương đối cao. Nhóm đã thể hiện được là một chỉnh thể thống nhất có sự liên kết khá chặt chẽ. Hoạt động nhóm diễn ra thường xuyên, liên tục và đạt được nhiều thành tích cao, quan hệ tình cảm của các thành viên rất thân thiết. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 21-26 THỰC TRẠNG TÍNH CỐ KẾT TRONG NHÓM CHÍNH THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SA ĐÉC, THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ Trần Thị Thùy Dương - Trường Đại học Hùng Vương Ngày nhận bài: 11/04/2018; ngày sửa chữa: 17/04/2018; ngày duyệt đăng: 23/04/2018. Abstract: This paper examines the coherence of the official group of student in grade 9 at Sa Dec Secondary School, Phu Tho town - Phu Tho province in the school year 2016-2017. The results show that group cohesion in formal group of students in grade 9 of Sa Dec Secondary School is relatively high. The group has shown to be a unified whole with a strong association. Group activities take place continuously and achieve many high achievements, the relationship of the members are very close. Keywords: Cohesiveness, formal group, students. 1. Mở đầu Trong xã hội hiện đại, xu thế hội nhập cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật đòi hỏi con người phải luôn phấn đấu vươn lên để tránh khỏi tụt hậu. Đây cũng là lúc con người quan tâm hơn đến những nhu cầu về tinh thần, về mối quan hệ giữa người với người trong một nhóm. Tuy nhiên, trong thực tế, nền giáo dục ở nước ta mới chỉ chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực học tập cho học sinh (HS) mà chưa thực sự chú ý đến các mối quan hệ giữa người với người, những nhu cầu và sự cần thiết của mối quan hệ trong một nhóm để tạo nên một sức mạnh chung, cùng đạt mục tiêu chung. Do vậy, để đạt được những yêu cầu của xã hội, giáo dục cần quan tâm hơn đến các mối quan hệ ấy nhằm hình thành được sự liên kết sức mạnh trong một tập thể. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng trên mẫu nhỏ với 200 HS lớp 9 Trường Trung học cơ sở Sa Đéc từ tháng 9-12/2017, gồm các giai đoạn: thiết kế bảng hỏi, khảo sát thăm dò, khảo sát chính thức, phân tích dữ liệu. Kết quả thu được cho thấy tính cố kết trong nhóm chính thức của HS lớp 9 Trường THCS Sa Đéc ở mức độ tương đối cao. Nhóm đã thể hiện được là một chỉnh thể thống nhất có sự liên kết .
đang nạp các trang xem trước