TAILIEUCHUNG - Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động. Nhân vật chính kết tinh được phẩm chất cao đẹp và thể hiện rõ giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của tác phẩm và nhân vật Mị. Mời các bạn tham khảo các bài văn mẫu để cảm nhận rõ hơn về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. | VĂN MẪU LỚP 12: VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI PHÂN TÍCH SỨC SỐNG TIỀM TÀNG CỦA NHÂN VẬT MỊ TRONG TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ BÀI MẪU SỐ 1: Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài (xuất bản năm 1953). Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thông qua số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miền núi trước Cách mạng và phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ. Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị với diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp. Nhân vật Mị mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ vùng cao. Đẹp người, đẹp nết, Mị được nhiều trai bản yêu mến, ước ao. Tuổi thanh xuân hứa hẹn với cô bao điều tốt lành, nhưng chì vì món nợ cha mẹ cô vay của tên thống lí Pá Tra từ ngày cưới, cho đến khi mẹ cô đã chết mà vẫn chưa trả được nên Mị bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà hắn. Mị bị coi như một thứ đồ vật vô tri vô giác để tính ra tiền trừ vào số nợ. Những năm tháng Mị sống với cha con tên thống lí gian ác là chuỗi dài đau thương, khổ ải. Cô bị coi rẻ hơn cả con trâu, con ngựa. Đau khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi xuân của Mị, biến cô thành kẻ nhẫn nhục, cam chịu. Cô gái xinh đẹp, hồn nhiên, đa cảm thủa nào đường như đã chết, chỉ còn lại người đàn bà lúc nào cũng vậy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa của nhà thống tí. Mị sống âm thầm, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Không những bị đọa đày về thể xác, Mị còn bị đè nén, áp bức về tinh thần. Cô chán sống nhưng không được chết, vì Mị chết thì món nợ truyền kiếp kia vẫn còn và người bố già càng thêm đau khổ. Cuộc đời Mị bị trói buộc bằng quyền lực, bằng tập tục mê tín dị đoan lâu đời của người dân miền núi. Mị cho rằng mình đã bị Con ma nhà thống lí nhận mặt: nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Cách đối xử bất công, tàn bạo của cha con thống lí làm cho Mị sống triền miên trong đau khổ. Cô lặng lẽ ra vào như cái bóng, không một
đang nạp các trang xem trước