TAILIEUCHUNG - Phân tích đoạn thơ Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?...ngói đủ trăm ga trong bài thơ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
"Tiếng hát con tàu" là bài thơ tiêu biểu cho một nét phong cách thơ của Chế Lan Viên: triết luận – tâm tình. Bài thơ là một minh chứng cho năng lực sáng tạo dôi dào, bất tận của nhà thơ lớn. Song “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Đọc bài thơ, độc giả hiểu và trân trọng biết bao hình ảnh một Chế Lan Viên thủy chung, nhân hậu. Thơ Chế Lan Viên vì thế vẫn luôn sảng mãi như “ánh sáng và phù sa”. Với 12 khổ thơ đầu được mở đầu bằng một câu hỏi, kết thúc cũng bằng một câu hỏi. Để từ đó ta nhận ra một Chế Lan Viên luôn trăn trở, luôn lo âu, luôn tự hỏi mình, hỏi người để sống và vươn tới. Mời bạn đọc tham khảo tài liệu để cảm nhận rõ hơn về đoạn thơ Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?.ngói đủ trăm ga trong bài thơ Tiếng hát con tàu. | VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ CON TÀU NÀY LÊN TÂY BẮC ANH ĐI CHĂNG? NGÓI ĐỦ TRĂM GA TRONG BÀI THƠ TIẾNG HÁT CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN Tây Bắc ư có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Không phải ngẫu nhiên Chế Lan Viên đã lấy hai câu thơ trên đề tựa cho bài Tiếng hát con tàu của mình. Một bài thơ ra đời trong những năm tháng miền Bắc đang cuồn cuộn chảy theo dòng thác xây dựng lại đất nước. Một bài ra đời trong muôn ngàn sợi nhớ sợi thương vấn vương lòng nhà thơ, lòng tác giả. Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên đã cất tiếng chào đời như thế – ví như một vì sao đến giao hòa với tập Điêu tàn Chế Lan Viên để kết thành một vòm tinh tú, tỏa sáng lung linh trên bầu trời văn học Việt Nam. Tựa như khi nhắc đến sông là nhắc đến vô vàn gợn sóng, nhắc đến trăng là nhắc đến muôn triệu sao óng ánh trên trời, thì đây, nhắc đến Chế Lan Viên là nhắc đến Tiếng hát con tàu. Bài thơ nhỏ mà tư tưởng lớn. Bài thơ bình dị mà sáng hơn sao, gợi nhiều suy nghĩ hơn sóng biển. Có ai đó đã bảo “thơ là một nghệ thuật kì diệu của trí tưởng tượng”. Đành rằng, những định nghĩa về thơ là vô biên, nhưng theo ý tôi thì thơ đâu chỉ là một nghệ thuật tưởng tượng bình thường. Đó là cả một sự suy tư liên kết từ hiện thực, từ quá khứ, từ tương lai. Nếu thơ anh không có hiện thực mà bản thân anh đã trải qua, bài thơ ấy bỗng trở nên sáo rỗng, rập khuôn một cách kệch cỡm. Trở về với Tiếng hát con tàu ta nhận thấy hiện thực nổi lên rất rõ trong thơ Chế Lan Viên. Một hiện thực mà nhà thơ đã lăn mình vào, ôm ấp nâng niu suốt mười mấy năm trường! Đã qua rồi một cậu bé mười bày tuổi với nỗi đau khôn nguôi về đất nước Chàm “loang lổ máu”, một cậu bé với mắt nhìn oán hận “mang chi xuân đến gợi thêm sầu”\ Thay vào đó là một chàng trai trưởng thành, hồn lồng lộng gió thời đại, tay vơ trọn muôn nỗi niềm ray rứt của thế hệ tương lai và hiện tại: Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng? Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô? tàu đói những vành trăng Đất nước mênh .
đang nạp các trang xem trước