TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phân bố hệ thực vật bậc cao và thực trạng sạt lở bờ sông ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn – Hội An
Mục tiêu của luận văn: Xác định phân bố hệ thực vật bậc cao ven bờ ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn – Hội An. Thực trạng sạt lở bờ sông tại khu vực. Xác định mối quan hệ giữa phân bố thực vật và thực trạng sạt lở. Xác định một số loài có vai trò trong kiểm soát sạt lở và đề xuất giải pháp. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRIỆU TRÂN HUÂN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VÀ THỰC TRẠNG SẠT LỞ BỜ SÔNG Ở KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG THU BỒN – HỘI AN Chuyên ngành Mã số : : SINH THÁI HỌC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . VÕ VĂN MINH Phản biện 1: TS. CHU MẠNH TRINH Phản biện 2: TS. VÕ CHÂU TUẤN . Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 12 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sạt lở bờ sông là hiện tượng tự nhiên hết sức phức tạp, nó phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố nội sinh, ngoại sinh hay các nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, đó là: những đặc điểm về điều kiện địa hình, địa chất, hình thái sông trong khu vực, sự tác động của các yếu tố thủy lực dòng chảy Và những tác động khách quan khác từ các hoạt động của con người (ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình trên sông, ven sông, giao thông thủy, khai thác cát, khai thác đất bãi, )[24]. Hiện tượng sạt lở bờ sông đã xảy ra nhiều năm và thường xuyên, tình hình sạt lở có diễn biến ngày càng xấu, gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân. Đặc biệt, khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đi qua thành phố Hội An, hiện tượng sạt lở bờ sông đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế, di sản văn hóa Đô thị cổ Hội An và các hoạt động du lịch trên dòng Thu Bồn[7]. Gần đây nhiều nước trên Thế giới đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ bờ sông phải hài hoà với môi trường tự nhiên nên phần nào hạn chế công nghệ “cứng” và có xu hướng quay trở lại với công nghệ “mềm”, hoặc công nghệ sinh học là sử dụng thực vật thích hợp để giữ lại bờ sông, nó ít tốn kém và cung cấp nhiều lợi ích. Một trong những giải pháp của công nghệ mềm là nghiên .
đang nạp các trang xem trước