TAILIEUCHUNG - Thành phần axit béo từ lá và cành của loài cơm rượu petelot (glycosmis petelotii guillaum.) ở Việt Nam
Bài báo này, công bố kết quả về thành phần axit béo từ lá và cành loài Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) phân bố ở Pù Huống, Nghệ An, Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 THÀNH PHẦN AXIT BÉO TỪ LÁ VÀ CÀNH CỦA LOÀI CƠM RƯỢU PETELOT (Glycosmis petelotii Guillaum.) Ở VIỆT NAM LÊ THỊ HƯƠNG Trường i h inh Trên thế giới có chi Cơm rượu (Glycosmis) là một chi lớn trong họ Cam (Rutaceae), có khoảng 125 loài phân bố nhiều ở rừng mưa nhiệt đới thuộc các vùng Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Ở nước ta, chi Cơm rượu (Glycosmis) có 21 loài bao gồm: G. craibii, G. crassifolia, G. cyanocarpa, G. cymosa, G. gracilis, G. lanceolata, G. nana, G. ovoidea, G. parva, G. parviflora, G. pentaphylla, G. petelotii, G. pierrei, G. puberula, G. rupestris, G. sapindoides, G. sinensis, G. singuliflora, G. stenocarpa, G. touranensis và G. trichanthera [10]. Loài Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) có phân bố ở Ngọc Linh, Phú Yên, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An, còn có phân bố ở Trung Quốc và Thái Lan [4, 5]. Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các hợp chất alkaloid, flavonoid, steroid trong họ Cam (Rutaceae), do các hợp chất này có nhiều hoạt tính quan trọng như chống ung thư, sốt rét, kháng khuẩn và chống suy giảm miễn dịch [2, 7, 9]. Cho đến nay chưa, có một tài liệu nghiên cứu về thành phần axit béo của loài cây Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) ở trên thế giới và Việt Nam. Bài báo này, công bố kết quả về thành phần axit béo từ lá và cành loài Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) phân bố ở Pù Huống, Nghệ An, Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu mẫu: Lá, cành loài Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) được thu hái ở Châu Quang thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống, Nghệ An. Tiêu bản loài này được so sánh với bảo tàng mẫu thực vật tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) và được lưu trữ tại Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Đại học Vinh. Mẫu thực vật sau khi thu hái được xử lý sơ bộ để ổn định hoạt chất, sau đó chiết bằng MeOH, thu dịch chiết thô. Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột (CC), sắc ký lớp .
đang nạp các trang xem trước