TAILIEUCHUNG - Sự phát triển kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục, đào tạo
Nội dung bài viết trình bày về vấn đề tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua, những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, mô hình tăng trưởng và vấn đề phát triển nguồn nhân lực, thực trạng giáo dục đào tạo Việt Nam và nhiệm vụ. | See discussions, stats, and author profiles for this publication at: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO Article · April 2011 CITATIONS READS 0 1,076 1 author: Nguyễn Lan Anh Vietnam National University, Hanoi 2 PUBLICATIONS 0 CITATIONS SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Nguyễn Lan Anh on 11 September 2015. The user has requested enhancement of the downloaded file. HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO PGS. TS. NGUYỄN Anh Tuấn1 1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua Từ năm 1986, Việt Nam đã kiên trì theo đuổi quá trình cải cách toàn diện theo hướng thị trường và từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Bằng những giải pháp đổi mới thiết thực, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng suy thoái sau chiến tranh, thúc đẩy nhanh tăng trưởng, đưa mức tăng GDP bình quân hàng năm từ 2,47% (những năm 1985 – 1990) lên 6,12% (thời kỳ 1991 – 2000) và giữ tương đối ổn định trên 6,19% (giai đoạn 2000 – 2006). Nhờ tăng trưởng và kinh tế phát triển, thu nhập nâng cao, mức sống của người dân dần dần được cải thiện. Mặc dù nhiều lĩnh vực vẫn chưa có tiến bộ hoặc còn bị coi là thất bại, nhưng xoá đói, giảm nghèo và giải quyết vấn đề đói nghèo ở Việt Nam rõ ràng đã là một thành công. Bài học về tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu phải gắn với công bằng xã hội cũng là một kinh nghiệm đắt giá phải trả bằng rất nhiều nỗ lực. Với mục tiêu đưa ra những dự báo tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế trung/dài hạn đến năm 2020, rất cần phải phân tích đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ sau Đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhằm nhận dạng những thách thức chủ yếu đối với tăng trưởng bền vững. Qua đó, có cái nhìn khách quan theo quan điểm quốc tế về tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Với tư cách là những phân
đang nạp các trang xem trước