TAILIEUCHUNG - Bước đầu tìm hiểu cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Bài viết của Nguyễn Thị Thanh Vân bước đầu giới thiệu sơ lược cách chữa bệnh bằng một số cây thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể là cây thuốc ở người Chăm, người Raglai và Kơho ở hai tỉnh Ninh Thuận. Qua đó nêu lên những đề xuất và kiến nghị trong việc nghiên cứu, bảo tồn và vận dụng tốt cây thuốc vào cuộc sống người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn và miền núi hiện nay. | BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM* Nguyễn Thị Thanh Vân** * Bài đăng trong sách Nam Bộ Dân tộc và tôn giáo, NXB KHXH, Hà Nội, 2005, tr. 165-190 ** ThS., Khoa Nhân học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Việt Nam là nước được thế giới đánh giá cao về sự phong phú, ý nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học cũng như kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam nói chung và trong các cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn tài nguyên cây thuốc và kho tàng tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc bản địa đang ngày càng mai một. Bài viết này bước đầu giới thiệu sơ lược cách chữa bệnh bằng một số cây thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể là cây thuốc ở người Chăm, người Raglai và Kơho ở hai tỉnh Ninh Thuận. Qua đó bài viết nêu lên những đề xuất và kiến nghị trong việc nghiên cứu, bảo tồn và vận dụng tốt cây thuốc vào cuộc sống người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn và miền núi hiện nay. 1. KHÁI QUÁT VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng sinh vật, trong đó độ đa dạng về cây cỏ khoảng loài thực vật có mạch đã được xác định, dự đoán có thể tới loài, trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30 (Trần Công Khánh, 2002, tr. 2). Nằm tại khu vực giao lưu các nền văn hóa ở các nước Đông Nam Á, Việt Nam còn là quốc gia đa dạng về các nền văn hóa của 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật - văn hóa như vậy, chúng ta đang được kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các cộng đồng dân tộc khác nhau sử dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Phần lớn cây thuốc Việt Nam mọc hoang dại ở vùng rừng núi - một vùng chiếm ¾ diện tích toàn lãnh thổ, là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng .
đang nạp các trang xem trước