TAILIEUCHUNG - Họa phẩm tộc người trước thế kỷ 17 trên mảnh đất Nam Bộ (Việt Nam)
Trong tình hình hiểu biết chung hiện nay, các tác giả ghi nhận nỗ lực phi thường của người Việt và các dân tộc anh em khác trong tiến trình lịch sử xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để lao động cải tạo đồng bằng và sáng tạo văn hóa – văn minh thực vật – miệt vườn, văn minh Cây Lúa từ sau thế kỷ 17 và chính sự nghiệp lao động vĩ đại này đã biến đồng bằng châu thổ Nam Bộ hoang hóa hàng thiên kỷ thành một xã hội phồn vinh “trọng điểm Lúa”, hội nhập với dòng chảy lịch sử văn hóa vật chất – tinh thần Việt Nam hôm nay và mai sau. Đó là chân lý lịch sử – chân lý khoa học “không bao giờ thay đổi. | TẠP CHÍ PHT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 3-2006 HỌA PHẨM TỘC NGƯỜI TRƯỚC THẾ KỶ 17 TRÊN MẢNH ĐẤT NAM BỘ (VIỆT NAM) Ngô Văn Lệ, Phạm Đức Mạnh Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Nam Bộ (Việt Nam) là miền địa – sinh thái chịu sự chi phối của hệ thống sông Đồng Nai – Mekong, có môi trường căn bản là thuận hợp cho sự hình thành và phát triển của con người và văn hóa trong trường kỳ lịch sử. Đương nhiên, trước thế kỷ 17, miền đất này từng có hàng nghìn năm vắng bóng “con người và sự sống”, từng bị ít nguồn sử liệu coi là đất “ Mọi Rừng”, với các sắc tộc bản địa (Mạ, S’Tiêng, Châu Ro, Champa, Mã Lai .) trong nhiều nước nhỏ (Xích Thổ, Chu Nại .). Trong thực tiễn, còn nhiều khoảng trống về tri thức nhân học trong thời gian và không gian Nam Bộ. Các tác giả đã giới thiệu những kết quả điều tra – khai quật gần đây ở nhiều di tích văn hóa Nam Bộ, đặc biệt những khám phá mới về hệ thống di cốt người cổ – chủ nhân các nền văn hóa cổ “Trên mảnh đất này” và đề xuất các lý giải Nhân học, Sử học, Dân tộc học, Ngôn ngữ học tương thích về bức tranh tộc người chung ở Nam Bộ và khu vực: từ những di tích văn hóa sơ kỳ Đá cũ của Homo Erectus ( – BP), qua di sản văn hóa kim khí Đồng Nai (5000 – 2000 BP) và văn hóa cổ sử Óc Eo – hậu Óc Eo (2000 – 300 BP) của những người “Thượng” (Indonesien) và loại hình Đông Nam Á cổ, cùng các tộc người khác (Việt, Chăm, Hoa, Khmer, Mã Lai, Scythes ). Trong tình hình hiểu biết chung hiện nay, các tác giả ghi nhận nỗ lực phi thường của người Việt và các dân tộc anh em khác trong tiến trình lịch sử xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để lao động cải tạo đồng bằng và sáng tạo văn hóa – văn minh thực vật – miệt vườn, văn minh Cây Lúa từ sau thế kỷ 17 và chính sự nghiệp lao động vĩ đại này đã biến đồng bằng châu thổ Nam Bộ hoang hóa hàng thiên kỷ thành một xã hội phồn vinh “trọng điểm Lúa”, hội nhập với dòng chảy lịch sử văn hóa vật chất – tinh thần Việt Nam hôm nay và mai sau. Đó là chân lý lịch sử – chân lý khoa học “không bao giờ thay .
đang nạp các trang xem trước