TAILIEUCHUNG - Phản ứng cắt mạch polyetylenterephtalat (PET) từ vỏ chai bằng dietylen glycol (DEG)
Nhựa polyetylenterephtalat (PET) là một polyme kỹ thuật có độ bền căng và bền va đập, độ kháng hóa chất, độ trong và khả năng gia công rất tốt. Do đó PET ngày càng được sử dụng phổ biến làm chai lọ chứa chất lỏng như nước tinh khiết, nước có ga, nước ngọt, nước tương Với lượng vỏ chai PET ngày càng tăng, vấn đề tái sử dụng hay tái chế vỏ chai trở nên quan trọng nhằm tránh tác hại đến môi trường. PET được coi là loại nhựa không bị giảm cấp trong điều kiện tự nhiên và cho tới nay chưa có công bố nào về vi sinh có thể tiêu thụ được PET. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 06 - 2008 PHẢN ỨNG CẮT MẠCH POLYETYLENTEREPHTALAT (PET) TỪ VỎ CHAI BẰNG DIETYLEN GLYCOL (DEG) Võ Thị Hai, Hoàng Ngọc Cường Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM THIỆU Nhựa polyetylenterephtalat (PET) là một polyme kỹ thuật có độ bền căng và bền va đập, độ kháng hóa chất, độ trong và khả năng gia công rất tốt. Do đó PET ngày càng được sử dụng phổ biến làm chai lọ chứa chất lỏng như nước tinh khiết, nước có ga, nước ngọt, nước tương Với lượng vỏ chai PET ngày càng tăng, vấn đề tái sử dụng hay tái chế vỏ chai trở nên quan trọng nhằm tránh tác hại đến môi trường. PET được coi là loại nhựa không bị giảm cấp trong điều kiện tự nhiên và cho tới nay chưa có công bố nào về vi sinh có thể tiêu thụ được PET. Có hai phương pháp tái chế PET chính là phương pháp vật lý và phương pháp hóa học [1]. Với phương pháp vật lý, chai sau khi sử dụng xong, thu gom, rửa sạch, băm nhỏ sấy khô và tái gia công. Tuy nhiên nhược điểm chính của phương pháp này là chai PET sau khi sử dụng và xử lý thường bị giảm cấp do phản ứng thuỷ phân nên có độ nhớt (hoặc phân tử lượng) không thoả mãn để tái chế để làm lại chai mới (độ nhớt đặc trưng cần lớn hơn 0,7 dL/g). Để đạt được độ nhớt thích hợp cho tái chế, cần phải sấy nhựa tái chế thật khô (độ ẩm tối đa 0,02%) và phải thêm phụ gia nhằm tăng phân tử lượng. Điều này khó thực hiện ở Việt Nam do có độ ẩm cao và tốn nhiều năng lượng cho việc sấy nên làm tăng chi phí tái chế. Phương pháp hóa học là thực hiện phản ứng khử trùng hợp bằng phản ứng với nước, metanol, hay etylen glycol nhằm thu được monome hay oligome [2] và sau đó cho oligome phản ứng với anhydric maleic tạo thành polyeste bất bão hòa [3] hoặc cho phản ứng diisocyanat nhằm tạo thành nhựa polyuretan [4] hoặc tạo thành diacrylat/dimetacrylat dùng trong phản ứng khâu mạng quang hóa. Đây là các phương pháp tái chế phế thải nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn. Theo Rossi [5] phản ứng glycol giải thường thực hiện ở khoảng nhiệt độ 180 –
đang nạp các trang xem trước