TAILIEUCHUNG - Người đương thời thơ mới bàn về thơ Đông Hồ

Trong thời Thơ mới (1932-1945), Đông Hồ cho in hai tập: Thơ Đông Hồ và Cô gái xuân. Đông Hồ chưa phải là một hiện tượng đột xuất trong làng thơ mới nhưng người đương thời khắp trong Nam ngoài Bắc đã tỏ lòng tri ân, trân trọng ghi nhận một tiếng thơ bình dị, chan chứa nghĩa tình. Mời các bạn tham khảo! | 37 CHUYÊN MỤC VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC - NGHIÊN CỨU VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI THƠ MỚI BÀN VỀ THƠ ĐÔNG HỒ NGUYỄN HỮU SƠN Trong thời Thơ mới (1932-1945), Đông Hồ cho in hai tập: Thơ Đông Hồ và Cô gái xuân. Đông Hồ chưa phải là một hiện tượng đột xuất trong làng thơ mới nhưng người đương thời khắp trong Nam ngoài Bắc đã tỏ lòng tri ân, trân trọng ghi nhận một tiếng thơ bình dị, chan chứa nghĩa tình. Con đường đi từ Thơ Đông Hồ đến Cô gái xuân đã được giới phê bình đương thời đón nhận, khẳng định như một bước tiến, chứng tỏ khả năng tự vận động, đổi mới và hòa nhập của Đông Hồ với phong trào thơ mới, góp phần xây dựng và nối kết vùng văn học cực tây nam Nam Bộ với toàn cảnh nền văn học dân tộc và hiện đại. Trong số các tác gia Thơ mới, có thể nói thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn Phác (10/3/1906 – 25/3/1969) (cùng với Mộng Tuyết) ở xa nhất, mãi vùng cửa bể biên viễn tây nam đất nước. Đông Hồ sinh tại làng Mỹ Đức (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Ông mồ côi cha mẹ, được bác ruột (Lâm Hữu Lân) nuôi dạy và đặt tiểu tự là Quốc Tỉ, tự Trác Chi. Ngoài bút danh Đông Hồ và Hòa Bích, ông còn ký các tên hiệu Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh. Ông là nhà thơ, nhà báo, nhà giáo nhiệt tình gắn bó với văn hóa dân tộc. Ở quê nhà, ông lập Trí Đức Nguyễn Hữu Sơn. Phó giáo sư tiến sĩ. Viện Văn học. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. học xá (1926-1934). Từ rất sớm ông đã cộng tác với các báo khắp trong Nam ngoài Bắc, làm thơ, viết văn, du ký, phê bình, khảo cứu in trên Nam Phong, Phụ nữ tân văn, Trung Bắc tân văn, Đông Pháp thời báo, Kỳ Lân báo, Việt dân, Mai, Tri tân và trực tiếp chủ trương báo Sống (Sài Gòn, 1935). Mùa thu năm 1939, Đông Hồ cùng vợ ra thăm Hà Nội nhân tác phẩm Phấn hương rừng của Mộng Tuyết được Tự lực văn đoàn khen tặng đặc biệt và gặp gỡ các danh sĩ Nguyễn Trọng Thuật, Quỳnh Dao, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân Đương thời ông cho in hai tập: Thơ Đông Hồ (Nam Ký thư quán xuất bản, Hà Nội 1932) và Cô gái xuân (Vị Giang văn khố Nam Định xuất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.