TAILIEUCHUNG - Chức năng và vai trò của miếu Nhị Phủ trong đời sống kinh tế xã hội của người Hoa Phúc Kiến ở thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết đề cập đến chức năng và vai trò của miếu/hội quán Nhị Phủ của người Hoa gốc Phúc Kiến ở TPHCM. Miếu có hai chức năng chính là liên kết xã hội và phúc lợi xã hội. Miếu cũng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội của người Hoa. | 78 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (198) 2015 CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MIẾU NHỊ PHỦ TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HOA PHÚC KIẾN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG HOÀNG LAN Bài viết đề cập đến chức năng và vai trò của miếu/hội quán Nhị Phủ của người Hoa gốc Phúc Kiến ở TPHCM. Miếu có hai chức năng chính là liên kết xã hội và phúc lợi xã hội. Miếu cũng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội của người Hoa. Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, người Hoa thường phải đối mặt với nhiều may rủi, nên cầu cúng là nhu cầu tất yếu. Trong đời sống xã hội, người Hoa còn dựa vào tín ngưỡng để phấn đấu rèn luyện về tư cách, phẩm chất đạo đức của mình. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TPHCM, miếu/hội quán Nhị Phủ đã có những biến đổi theo xu hướng tích cực, tăng cường hơn nữa việc tham gia hoạt động kinh tế và từ thiện - xã hội. DẪN NHẬP Miếu Nhị Phủ ( 廟 府 二 ), Phúc Kiến Nhị Phủ hội quán (館 會 府 二 建 福) hay còn gọi là Chùa Ông Bổn, tọa lạc tại 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, TPHCM. Sở dĩ có tên gọi Nhị Phủ vì miếu được thành lập do sự đóng góp của những người thuộc hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Vào năm 1871, ngôi miếu chính thức trở thành hội quán của Bang Phúc Kiến. Những người Phúc Kiến đến chủ yếu từ các huyện: Vân Tiên, Chương Phổ, Nam Tịnh, Hải Trường, Chiêu An (thuộc Chương Châu); Tấn Giang, Nam An, Huệ An, An Khê, Đồng An (thuộc Tuyền Châu). Về sau giữa hai nhóm người thuộc hai phủ Chương Châu và Tuyền Châu có sự tranh chấp trong việc đặt tên Đặng Hoàng Lan. Thạc sĩ. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. miếu và lễ vật dâng cúng, nên mỗi nhóm tách ra xây dựng cơ sở riêng. Người Hoa ở Chương Châu lập Hội quán Hà Chương và nhóm Tuyền Châu lập Hội quán Ôn Lăng. Về niên đại thành lập Miếu, cho đến nay, vẫn chưa biết được chính xác, nhưng căn cứ vào hiện vật còn lưu lại trong miếu, một đại hồng chung có kiểu dáng giống với các đại hồng chung ở Hội An, có niên đại thế kỷ XVIII và .
đang nạp các trang xem trước